Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chụp cắt lớp vi tính được chia thành hai cách chụp, cụ thể là chụp có dùng thuốc cản quang hoặc chụp không dùng thuốc cản quang. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định có sử dụng thuốc cản quang hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang.
Kỹ thuật chụp CT cắt lớp, hay còn được gọi là chụp cắt lớp vi tính, CT scan hay CT, được thực hiện trong các tình huống khẩn cấp và yêu cầu phân tích cẩn thận tình trạng bệnh lý. Nhờ đó, các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Ngày nay, kỹ thuật chụp CT còn được áp dụng trong lĩnh vực tầm soát giúp tầm soát bệnh nhanh và hiệu quả hơn.
Thuốc cản quang là dung dịch chứa Iod được bác sĩ chỉ định tiêm vào cơ thể khi chụp CT. Thuốc tăng cường độ tương phản giữa tổn thương và mô lành xung quanh khi chụp CT cắt lớp. Nói một cách dễ hiểu hơn, thuốc cản quang làm cho các cấu trúc hoặc tổn thương bắt thuốc sẽ xuất hiện màu trắng sáng trên ảnh chụp CT, giúp bác sĩ dễ dàng nhìn thấy chúng hơn trên hình ảnh thu về.
Do đó, chụp CT có thuốc cản quang giúp làm rõ các mô hoặc tổn thương, từ đó nâng cao độ chính xác của chẩn đoán chụp cắt lớp vi tính. Sử dụng thuốc này rất hiệu quả vì không giới hạn diện tích mô hoặc tổn thương mà bệnh nhân cần khám.
Để chẩn đoán chính xác hơn liệu bệnh nhân có bị viêm nhiễm nội tạng hay áp xe hay không, các bác sĩ sẽ tiêm chất cản quang vào cơ thể bệnh nhân.
Một số bệnh liên quan đến mạch máu, chẳng hạn như chứng phình động mạch, dị dạng mạch máu hoặc bóc tách mạch máu đều cần được chẩn đoán cẩn thận thông qua chụp CT có tiêm thuốc cản quang .
Đối với những bệnh nhân nghi ngờ có khối u, bác sĩ cần đánh giá rõ hơn về cấu trúc, tính chất của khối u nên việc tiêm thuốc cản quang là cần thiết.
Vì khoang bụng lớn và khó quan sát nên bệnh nhân cần chụp CT vùng này được yêu cầu sử dụng thêm thuốc cản quang để đơn giản hóa quá trình quan sát vùng bị tổn thương sau khi chụp CT.
Ngoài ra, một số bệnh đặc biệt đòi hỏi độ chính xác chẩn đoán hình ảnh cao như kiểm tra mức độ vôi hóa, tìm nguồn mạch nuôi, xác định vùng cần tưới máu…, đều yêu cầu chụp CT có tiêm thuốc cản quang .
Trước khi thực hiện chụp CT có tiêm thuốc cản quang, bác sĩ và bệnh nhân cần thảo luận kỹ về những rủi ro có thể xảy ra, khai thác tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Đồng thời, người bệnh phải chủ động thông báo cho bác sĩ biết tình trạng của mình nếu mắc các bệnh lý sau:
Sau khi hoàn tất quá trình trên và tiêm thuốc cản quang vào cơ thể theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh hoặc người thân sẽ đọc và ký cam kết tự nguyện sử dụng thuốc này. Các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn ít nhất 4 đến 6 giờ trước khi tiêm chất cản quang để chụp CT.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể uống một lượng nước vừa phải trong giai đoạn này nhưng nên dừng hẳn 2 tiếng trước khi vào phòng chụp CT.
Tư thế nằm khi chụp CT có tiêm thuốc cản quang phụ thuộc vào yêu cầu chẩn đoán bệnh lý. Thông thường, tư thế cơ bản mà nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bạn là nằm ngửa trên mặt bàn chụp.
Chụp CT có tiêm thuốc cản quang không gây đau, vì vậy điều quan trọng nhất cần lưu ý là bệnh nhân phải nằm yên tuyệt đối trong quá trình chụp. Hãy thư giãn và tập trung làm theo hướng dẫn của chuyên gia.
Nếu bạn cảm thấy nóng bừng toàn thân hoặc có cảm giác khó chịu nhẹ sau khi tiêm thuốc cản quang thì đây hoàn toàn là điều bình thường nhé.
Đối với những bệnh nhân chụp CT có tiêm thuốc cản quang, nhân viên y tế sẽ giúp đưa bạn xuống và kiểm tra tình trạng cơ thể sau khi quá trình chụp kết thúc. Bệnh nhân sẽ nghỉ ngơi và được theo dõi thêm 30 phút nữa nhằm đảm bảo rằng bạn không gặp phải bất kỳ vấn đề bất thường nào do sử dụng thuốc. Nếu tình trạng bệnh nhân ổn định sẽ quay lại tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Sau khi chụp CT, chất cản quang được tiêm sẽ dần được loại bỏ khỏi cơ thể bệnh nhân. Ở những người có chức năng thận bình thường, khoảng 2 giờ là thời gian bán hủy của hầu hết các thuốc cản quang đang được sử dụng và về cơ bản thuốc sẽ được đào thải khỏi cơ thể sau 20 đến 24 giờ.
Như vậy, chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang là kỹ thuật giúp phát hiện nhiều bệnh lý ở các cơ quan khác nhau của cơ thể. Phương pháp chụp CT tiêm thuốc cản quang có hiệu quả khi được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc, thiết bị tiên tiến hiện đại.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.