Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Có bao nhiêu xét nghiệm đông máu cơ bản?

Ngày 10/10/2023
Kích thước chữ

Đông máu là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Xét nghiệm đông máu cơ bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện, chẩn đoán và xử trí các rối loạn đông cầm máu.

Khi xuất hiện bất cứ tổn thương nào trên thành mạch, máu sẽ được cầm nhanh chóng nhờ vào các cục máu đông chứa tiểu cầu và sợ huyết. Quá trình này nhằm hạn chế mất máu quá nhiều ở vị trí tổn thương trên thành mạch. Muốn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của xét nghiệm đông máu và các xét nghiệm đông máu cơ bản, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cơ chế đông máu diễn ra như thế nào?

Đông máu được hiểu là sự thay đổi trạng thái của máu từ thể lỏng sang thể rắn. Cơ chế này sẽ được kích hoạt khi tiểu cầu va chạm với vết xước trên thành mạch. Từ đó, kích thích chuyển hóa fibrinogen thành fibrin để tạo thành một mạng lưới vững chắc, ôm các tế bào máu và tạo ra cục máu đông.

Cơ chế đông máu được chia thành từng giai đoạn, bao gồm:

  • Hình thành nút tiểu cầu: Khi tiếp xúc với sợi collagen ở dưới nội mạch tại vị trí tổn thương, tiểu cầu sẽ phình to lên và trở nên xù xì. Ngay lúc này, tiểu cầu cũng tiết ra các chất có tác dụng hoạt hoá tiểu cầu lân cận thành nút tiểu cầu che kín vết rách.
  • Hình thành cục máu đông: Trước tiên, tiểu cầu giải phóng phospholipid để gián tiếp hình thành nên prothrombinase. Sau đó, prothrombinase sẽ được chuyển hóa thành thrombin. Đây là chất xúc tác quan trọng để chuyển đổi fibrinogen sang fibrin. Cuối cùng, làm xuất hiện các cục máu đông.

Nhờ có cơ chế đông máu, cơ thể có thể tự cầm máu, tránh được tình trạng mất máu cấp tính đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể dễ dàng tách huyết thanh để thực hiện xét nghiệm nhằm chẩn đoán nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Có bao nhiêu xét nghiệm đông máu cơ bản? 1
Các cục máu đông được hình thành giúp bảo vệ vết thương hiệu quả 

Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu cơ bản

Xét nghiệm đông máu cơ bản sẽ tương ứng với từng giai đoạn của quá trình này. Hầu hết các loại xét nghiệm đông máu đều được thực hiện trên hệ thống máy tự động với sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ kỹ thuật viên nên sẽ đảm bảo được kết quả xét nghiệm vô cùng chính xác.

Kết quả xét nghiệm đông máu cơ bản sẽ cho biết thời gian chảy máu, co cục máu đông và nghiệm pháp dây thắt. Đây chính là yếu tố tiên quyết giúp bác sĩ phát hiện ra các bất thường trong quá trình đông máu như: Thiếu vitamin C, số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu giảm, rối loạn đông máu,...

Xét nghiệm chức năng đông máu cũng giúp bác sĩ có cơ sở để đánh giá thời gian và khả năng đông máu ở người bệnh. Nhờ đó, dự đoán được nguy cơ mất nhiều máu hay hình thành cục máu đông bất thường.

Không những vậy, phương pháp này còn được dùng để đánh giá mức độ tiến triển của các bệnh về gan, cũng như các biểu hiện bất thường ở một số bộ phận trên cơ thể.

Có bao nhiêu xét nghiệm đông máu cơ bản? 2
Xét nghiệm đông máu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý chính xác hơn 

Các xét nghiệm đông máu cơ bản

Hiện nay, có rất nhiều loại xét nghiệm máu đông cơ bản được áp dụng tại hàng ngàn cơ sở y uy tín. Dưới đây là 4 loại xét nghiệm đông máu cơ bản mà người bệnh không thể bỏ qua:

  • Xét nghiệm APTT: Là xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hóa nhằm đánh giá cơ chế máu đông nội sinh để làm rõ các dấu hiệu bất thường như: Hemophilia, huyết khối lâm sàng, xuất huyết hoặc máu khó đông.
  • Xét nghiệm PT: Là xét nghiệm thời gian Prothrombin có tác dụng đánh giá đông máu ngoại sinh có liên quan mật thiết đến sự thiếu hụt vitamin K, suy giảm chức năng gan và đánh giá trước khi phẫu thuật.
  • Xét nghiệm định lượng Fibrinogen: Người bệnh được chỉ định xét nghiệm khi nghi ngờ có thiếu hụt về số lượng và chất lượng fibrinogen gây ức chế quá trình tạo ra fibrin trong quá trình đông máu.
  • Xét nghiệm Thrombin: Được dùng để đánh giá liệu fibrin bị ức chế có làm giảm đông máu hay không.

Trước khi xét nghiệm, bệnh nhân lưu ý nên dừng việc sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Có bao nhiêu xét nghiệm đông máu cơ bản? 3
Hiện nay, có 4 phương pháp xét nghiệm đông máu cơ bản 

Khi nào cần xét nghiệm đông máu?

Kiểm tra đông máu giúp người bệnh kiểm soát được các dấu hiệu bệnh. Tốt nhất, người bệnh nên xét nghiệm đông máu cơ bản theo định kỳ hàng năm. 

Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động tiến hành xét nghiệm khi phát hiện các bất thường làm ảnh hưởng đến quá trình đông máu như:

  • Bệnh nhân cần xét nghiệm trước, trong và sau quá trình phẫu thuật;
  • Xuất hiện nhiều vết bầm tím trên da;
  • Chảy máu không ngừng liên tục trong 4 phút mà không có dấu hiệu đông máu;
  • Chảy máu quá mức;
  • Phụ nữ mang thai bị sảy thai nhiều lần ở giai đoạn đầu;
  • Sản phụ bị xuất huyết bất thường sau sinh.
Có bao nhiêu xét nghiệm đông máu cơ bản? 4
Các vết bầm tím cho thấy khả năng đông máu của cơ thể đang gặp phải vấn đề 

Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn nắm rõ những kiến thức cơ bản về các loại xét nghiệm đông máu cơ bản. Hãy theo dõi ngay những bài viết tiếp theo của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm những thông tin bổ ích khác trong quá trình chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình nhé!

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin