Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi nào cần uống thuốc chống đông máu? Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Ngày 28/09/2023
Kích thước chữ

Thuốc chống đông máu được dùng cho mục đích ngăn ngừa hoặc điều trị các bệnh lý được gây ra bởi sự hình thành huyết khối. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề khi nào cần uống thuốc chống đông máu và cần lưu ý những gì trong quá trình sử dụng thuốc hiệu quả.

Chắc hẳn bạn cũng đã biết tầm quan trọng của thuốc chống đông máu, chúng có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông bên trong mạch máu. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời nó sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như đột quỵ, tim mạch cùng nhiều biến chứng khác. Cùng tìm hiểu về vấn đề khi nào cần uống thuốc chống đông máu trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.

Tìm hiểu thuốc chống đông máu là gì?

Trước khi đi giải đáp khi nào cần uống thuốc chống đông máu thì chúng ta cùng tìm hiểu thêm về thuốc chống đông máu. Thuốc chống đông máu là loại thuốc dùng để ngăn chặn và điều trị các tình trạng bệnh lý xuất phát từ quá trình hình thành cục máu đông, còn được gọi là huyết khối. Thuốc chống đông máu được phân thành các loại sau:

  • Thuốc chống đông kháng vitamin K: Đây là một trong những loại thuốc truyền thống được sử dụng để điều trị các trạng thái hình thành huyết khối. Chúng thường được gợi ý cho những người có tiền sử về huyết khối hoặc cần kiểm soát nồng độ vitamin K trong cơ thể. Các loại thuốc chống đông kháng vitamin K thường dùng là Sintrom (Acenocoumarol) và Coumadine (Warfarin).
  • Thuốc kháng đông đường uống mới (NOAC): Đây là một loại thuốc chống đông đường uống mới được phát triển gần đây. Thuốc kháng đông NOAC cũng có khả năng ngăn chặn sự hình thành huyết khối và có một loạt ứng dụng trong điều trị và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến huyết khối.
Khi nào cần uống thuốc chống đông máu? Những lưu ý khi sử dụng thuốc 1
Thuốc chống đông máu vô cùng quan trọng trong y học

Khi nào cần uống thuốc chống đông máu?

Rất nhiều người bệnh có thắc mắc khi nào cần uống thuốc chống đông máu? Thuốc chống đông máu có vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình hình thành huyết khối, ngăn cản sự phát triển của cục máu đông có sẵn, thường được đề xuất cho việc phòng ngừa hoặc điều trị các tình trạng bệnh lý liên quan đến huyết khối như đột quỵ, bệnh mạch vành, huyết khối tĩnh mạch sâu, rung tâm nhĩ, tắc mạch phổi và nhiều trạng thái khác.

Khi nào cần uống thuốc chống đông máu thì thuốc chống đông cũng được áp dụng rộng rãi sau các phẫu thuật quan trọng như phẫu thuật sửa van tim, phẫu thuật mạch vành và sau các sự kiện như tai biến mạch máu não. Với những bệnh nhân có tiền sử bệnh mạch vành cấp, đau thắt ngực hoặc mắc hội chứng mạch vành, việc sử dụng thuốc chống đông máu trở thành một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa tái phát bệnh cùng các biến chứng nguy hiểm khác.

Khi nào cần uống thuốc chống đông máu? Những lưu ý khi sử dụng thuốc 2
Khi nào cần uống thuốc chống đông máu là thắc mắc của nhiều người

Những lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề khi nào cần uống thuốc chống đông máu thì người bệnh cũng cần chú ý một số điều để đảm bảo quá trình dùng thuốc diễn ra an toàn và hiệu quả. Dưới đây là các lưu ý quan trọng khi uống thuốc chống đông máu:

  • Tuân thủ đúng liều lượng và lịch trình: Luôn uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia y tế. Không tự điều chỉnh liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không được chỉ định.
  • Thường xuyên kiểm tra chức năng đông máu: Bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm đông máu để đảm bảo rằng liều lượng thuốc đang hoạt động một cách hiệu quả và không gây ra tình trạng đông máu hoặc chảy máu quá mức.
  • Tránh tương tác thuốc: Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thảo dược hoặc chất bổ sung bạn đang dùng. Một số thuốc hoặc thảo dược có thể tương tác với thuốc chống đông máu và gây ra tình trạng nguy hiểm.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều vitamin K: Vitamin K có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu. Do đó, hạn chế việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều vitamin K như rau xanh, bún riêu cua và một số loại thực phẩm khác.
  • Cảnh báo về nguy cơ chảy máu: Hãy luôn chú ý đến các triệu chứng của chảy máu không bình thường như chảy mũi, chảy chân răng, chảy nước tiểu có máu hoặc chảy máu từ vết thương. Bất kỳ sự xuất hiện nào của các triệu chứng này cần phải thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
  • Theo dõi y tế thường xuyên: Điều này bao gồm thường xuyên thăm bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quan và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần thiết.
  • Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ thay đổi về tình trạng sức khỏe: Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe mới nào như viêm nhiễm, sốt hoặc thay đổi về sức khỏe tổng quan, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến cách bạn sử dụng thuốc chống đông máu.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguy cơ chấn thương: Tránh các hoạt động có thể gây chấn thương nghiêm trọng như thể thao mạo hiểm hoặc công việc có nguy cơ gây chấn thương cao. Nếu bạn phải tham gia vào những hoạt động này, hãy thảo luận với bác sĩ về cách tối ưu hóa an toàn.
  • Thông báo cho đội ngũ y tế trong trường hợp khẩn cấp: Chia sẻ với đội ngũ y tế về việc bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu khi bạn cần phải đi cấp cứu hoặc nhận chăm sóc y tế trong trường hợp khẩn cấp.

Lưu ý rằng việc tuân thủ các hướng dẫn và lưu ý này là quan trọng để đảm bảo rằng bạn sử dụng thuốc chống đông máu một cách an toàn, hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc lo ngại nào về việc sử dụng thuốc này, hãy thảo luận với bác sĩ để có sự hỗ trợ cụ thể.

Khi nào cần uống thuốc chống đông máu? Những lưu ý khi sử dụng thuốc 3
Hạn chế tiêu thụ đồ ăn chứa nhiều vitamin K khi dùng thuốc chống đông

Khi cần người bệnh cần đi gặp bác sĩ?

Trong quá trình sử dụng thuốc chống đông máu, bên cạnh những ưu điểm đã nêu có thể xuất hiện một số phản ứng phụ. Đối với bệnh nhân, quan trọng hơn hết là phải theo dõi và nhận biết các biểu hiện sau đây để thời gian đến gặp bác sĩ:

  • Màu sắc của nước tiểu bị thay đổi (đặc biệt là chuyển sang màu nâu hoặc đỏ hồng bất thường).
  • Vết thâm trên da màu đỏ, nâu sẫm hoặc đen không rõ nguyên nhân.
  • Đau bụng dữ dội, kéo dài không thuyên giảm.
  • Chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.
  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn hoặc kéo dài bất thường.
  • Cơ thể suy yếu, lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi.
  • Chóng mặt, đau đầu dữ dội hoặc kéo dài.
  • Sưng đau ở khớp đầu gối và cổ chân.
  • Khối cứng, đau ở bắp dữ dội ở chân, đùi, mông.

Nhận biết và thông báo về những dấu hiệu này đối với bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và quản lý tốt việc sử dụng thuốc chống đông máu của từng bệnh nhân.

Khi nào cần uống thuốc chống đông máu? Những lưu ý khi sử dụng thuốc 4
Khi có dấu hiệu bất thường cần đi thăm khám ngay

Như vậy qua bài viết trên Nhà thuốc Long Châu vừa giải đáp cho bạn đọc thắc mắc khi nào cần uống thuốc chống đông máu và những lưu ý cần thiết trong quá trình uống thuốc chống đông máu. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe của mình.

Xem thêm: Những tác dụng phụ của thuốc chống đông máu là gì?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin