Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Co giật thùy thái dương: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 13/01/2024
Kích thước chữ

Là một trong bốn thùy lớn cấu tạo nên não bộ của con người, thùy thái dương có những cấu trúc giải phẫu và chức năng riêng biệt. Chính vì vậy, khi những thùy này bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Trong đó, co giật thùy thái dương là tình trạng bất thường cần được theo dõi và điều trị.

Co giật thùy thái dương là một trong những tình trạng thuộc bệnh lý động kinh thùy thái dương. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ co giật thùy thái dương là gì cũng như nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng này.

Co giật thùy thái dương là gì?

Chức năng của thùy thái dương xoay quanh các kích thích thính giác, cảm xúc và trí nhớ. Các tổn thương ở thùy này có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng. Co giật thùy thái dương là 1 dạng động kinh cục bộ khá phổ biến, chiếm khoảng 60% các trường hợp bị động kinh. Ở người mắc bệnh, nhóm tế bào thần kinh thuộc khu vực thùy thái dương thường phóng điện không bình thường và quá mức.

Hiện tượng bất thường này dẫn đến các thay đổi về vận động, ý thức, cảm giác. Nếu để tình trạng co giật thùy thái dương xảy ra thường xuyên và không can thiệp sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy, cảm xúc, khả năng ghi nhớ của người bệnh. Ở một số trường hợp, mặc dù vẻ bề ngoài bệnh nhân trông vẫn tỉnh táo, nhưng thực tế cơ thể của họ gần như mất khả năng phản ứng.

Co giật thùy thái dương: Nguyên nhân và cách điều trị
Co giật thùy thái dương kéo theo các thay đổi về vận động, ý thức, cảm giác

Nguyên nhân gây co giật thùy thái dương là gì?

Nguyên nhân gây co giật thùy thái dương là vấn đề được rất nhiều người quan tâm thắc mắc. Trên thực tế, đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác về nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nhìn chung, hiện tượng thùy thái dương co giật có thể là biến chứng của một số bệnh lý về não bộ, do một khiếm khuyết trong giải phẫu hoặc sẹo ở thùy thái dương.

Ngoài ra còn có một số yếu tố gia tăng nguy cơ động kinh thùy thái dương như:

  • Chấn thương vùng đầu;
  • Viêm động mạch thái dương;
  • Viêm màng não;
  • Viêm não;
  • Viêm xoang;
  • U não;
  • Sốt cao co giật nhiều;
  • Di truyền;
  • Đột quỵ;
  • Dị dạng mạch máu não.

Bên cạnh đó, tâm lý mệt mỏi, căng thẳng diễn ra trong một thời gian dài cũng có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức, co giật thùy thái dương. Do đó, để để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa ảnh hưởng xấu xảy ra đối với thùy thái dương chúng ta cần quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần thật tốt.

Co giật thùy thái dương: Nguyên nhân và cách điều trị 1
Sợ hãi là một trong nhiều biểu hiện của o giật thùy thái dương

Triệu chứng co giật thùy thái dương

Trước khi các cơn co giật thùy thái dương xảy ra, bạn có thể gặp các triệu chứng như:

  • Tê buồn, nặng ở vùng thượng vị;
  • Nghe thấy âm thanh lạ;
  • Ù tai;
  • Vị lạ như kim loại trong miệng;
  • Phấn khích;
  • Sợ hãi;
  • Lo âu;
  • Nhớ lại các kỷ niệm trong quá khứ;
  • Nhìn thấy người thay đổi hình dạng;
  • Nhìn thấy cơ thể bản thân từ bên ngoài.

Cơn động kinh cục bộ đơn giản có thể lan tới các phần khác của thùy thái dương và trở thành cơn động kinh cục bộ phức tạp dẫn đến nhiều triệu chứng khác, bao gồm:

  • Tê, ngứa ran người;
  • Cảm giác kiến bò trên người;
  • Đau bụng;
  • Buồn nôn;
  • Đổ mồ hôi;
  • Mặt đỏ bừng;
  • Giãn đồng tử;
  • Tim đập nhanh;
  • Co thắt cơ tại vị trí nào đó trên cơ thể;
  • Giật môi, nuốt nước bọt liên tục;
  • Mắt trợn, đầu cúi hay nghiêng sang một bên không thể kiểm soát;
  • Giảm trí nhớ hoàn toàn;
  • Cơn co giật toàn thân.

Biểu hiện co giật thùy thái dương có thể khác nhau ở mỗi người nên bạn cần theo dõi, phát hiện sớm để chủ động đi khám và điều trị hiệu quả. Bạn cần đi khám ngay lập tức nếu có các biểu hiện sau:

  • Co giật kéo dài hơn 5 phút;
  • Tuy đã kết thúc cơn động kinh nhưng ý thức vẫn không trở lại;
  • Tần suất cơn động kinh liên tục;
  • Sốt cao;
  • Tiểu đường;
  • Tự làm mình đau khi lên cơn động kinh.
Co giật thùy thái dương: Nguyên nhân và cách điều trị 2
Chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán co giật thùy thái dương

Điều trị co giật thùy thái dương

Thái dương giật, thái dương trái giật cũng như các biểu hiện khác kèm theo khi bị co giật thùy thái dương rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị nó có thể gây ra các vấn đề khác cho sức khỏe về lâu dài.

Các phương pháp chẩn đoán co giật thùy thái dương bao gồm:

  • Khám lâm sàng;
  • Xét nghiệm máu;
  • Điện não đồ;
  • Chụp cắt lớp vi tính;
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI);
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron;
  • Xét nghiệm SPECT.

Sau khi đưa ra kết luận cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị co giật thùy thái dương phù hợp với từng bệnh nhân. Các phương pháp này bao gồm:

Thuốc kháng động kinh

Thuốc kháng động kinh được sử dụng trong điều trị động kinh, co giật thùy thái dương. Theo thống kê, có khoảng 70% người bệnh có thể kiểm soát được các cơn co giật thùy thái dương nhờ thuốc. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp đáp ứng không tốt với thuốc, thậm chí gặp phải các tác dụng phụ như: Tăng cân, mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, chức năng gan hoặc thận giảm… Do đó, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng động kinh khi chưa có chỉ định.

Phẫu thuật

Mục tiêu của phẫu thuật trong điều trị co giật thùy thái dương là làm giảm thiểu các nguy cơ biến chứng và ngăn chặn các cơn động kinh, giật thái dương. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ khu vực não xuất hiện co giật. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao với những người bị co giật xuất phát từ cùng một vị trí trong não.

Co giật thùy thái dương: Nguyên nhân và cách điều trị 3
Phẫu thuật điều trị co giật thùy thái dương

Kích thích dây thần kinh phế vị

Để kích thích dây thần kinh phế vị ở cổ người bệnh sẽ được cấy một thiết bị dưới da ngực. Khi hoạt động, thiết bị này sẽ gửi tín hiệu đến não nhằm ức chế các cơn động kinh. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả điều trị phương pháp này vẫn phải kết hợp với dùng thuốc.

Phản ứng thần kinh đáp ứng

Một thiết bị được cấy trên bề mặt não hoặc trong mô não với chức năng phát hiện các cơn co giật. Tiếp đó nó sẽ cung cấp các kích thích điện đến khu vực phát hiện nhằm mục đích ngăn ngừa các cơn động kinh thùy thái dương.

Liệu pháp ăn kiêng

Việc áp dụng một chế độ ăn kiêng phù hợp có thể giúp người bệnh cải thiện kiểm soát tình trạng động kinh thùy thái dương.

Khắc phục tại nhà

Ngoài ra, bạn có thể kiểm soát động các cơn co giật thùy thái dương tại nhà bằng các cách sau:

  • Dùng thuốc theo chỉ định;
  • Ngủ đủ giấc;
  • Sử dụng vòng cảnh báo y tế.

Những thông tin về tình trạng co giật thùy thái dương trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm kiến thức để chủ động phòng ngừa, tầm soát bệnh hiệu quả. Đây là một dạng động kinh với nhiều triệu chứng đặc biệt, gây ra những nguy hiểm đến trí nhớ của người bệnh. Việc sống chung với những mối đe dọa từ các cơn động kinh cũng khiến cho bạn gặp phải nhiều căng thẳng, lo âu. Do đó, cần hết sức lưu ý nhằm kiểm soát các cơn co giật, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin