Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Có nên ăn gạo lứt hàng ngày không? Ăn gạo lứt có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ngày 28/06/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Hiện nay, rất nhiều người đã dùng gạo lứt để thay cho gạo trắng trong các bữa ăn hàng ngày với mục đích cải thiện sức khỏe, giảm cân. Vậy có nên ăn gạo lứt hàng ngày không? Cùng tìm hiểu nhé!

Nhiều người hiện đang sử dụng gạo lứt thay cho gạo trắng trong bữa ăn hàng ngày với mục đích cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát bệnh tiểu đường và hỗ trợ giảm cân…Vậy cụ thể gạo lứt có những lợi ích dinh dưỡng gì? Có nên ăn gạo lứt hàng ngày không? Cùng tìm hiểu nhé!

Gạo lứt là gì?

Gạo lứt là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu, còn nguyên lớp cám (rất giàu vitamin và các nguyên tố vi lượng).

Gạo lứt và gạo trắng khác nhau ở mức độ trong quá trình xay xát, nếu tăng mức độ xay xát thì gạo lứt sẽ trở thành gạo trắng. Thành phần dinh dưỡng của loại gạo này bao gồm: Tinh bột, chất xơ, chất đạm, canxi,chất béo, magie, sắt, selen...và giàu vitamin B1, B2, B3, B6...

co-nen-an-gao-lut-hang-ngay-khong1.jpg
Gạo lứt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

Có nên ăn gạo lứt hàng ngày không?

Bác sĩ cho biết chỉ nên ăn gạo lứt 2 - 3 lần/tuần, ăn gạo lứt thường xuyên không mang nhiều lại lợi ích, thậm chí có thể gây phản tác dụng. Khi ăn phải nhai thật chậm cho đến khi có nước mới được nuốt, nếu không sẽ gây khó tiêu.

Gạo lứt là loại thực phẩm tuyệt vời nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này. Sai lầm của nhiều người khi ăn gạo lứt là ai cũng có thể sử dụng gạo lứt.

Những đối tượng không nên sử dụng gạo lứt bao gồm: Người già, trẻ em, người mới hồi phục sau khi ốm, gầy gò, phụ nữ sau sinh, người thể trạng yếu,… Do nhóm đối tượng này có thể trạng không tốt, hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định nên khó có thể hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng từ gạo lứt.

co-nen-an-gao-lut-hang-ngay-khong2.png
Ăn gạo lứt thường xuyên không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Ăn gạo lứt có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dưới đây là một số tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe, cụ thể:

Gạo lứt giảm cân

Một trong những lý do khiến gạo lứt được ưa chuộng hiện nay là công dụng hỗ trợ quản lý cân nặng. Gạo lứt hỗ trợ giảm cân nhờ hàm lượng chất xơ và là nguồn protein lý tưởng. Chúng sẽ giúp bạn cảm thấy no và điều chỉnh các hormone liên quan đến việc kiểm soát sự thèm ăn của bạn. Vì vậy, tiêu thụ gạo lứt sẽ giúp bạn hạn chế việc nạp thức ăn, gạo lứt có thể giúp bạn giảm cân an toàn và hiệu quả.

Kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả

Ăn gạo lứt mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Điều này là do gạo lứt rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein và nguồn chất xơ dồi dào. Chúng làm chậm quá trình tiêu hóa và làm cho lượng đường hấp thụ chậm.

Ngoài ra, gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp, có nghĩa là ăn gạo lứt ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Do đó, bệnh nhân tiểu đường luôn được khuyên nên thay thế gạo lứt bằng gạo trắng.

co-nen-an-gao-lut-hang-ngay-khong4.jpg
Gạo lứt giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả

Cải thiện chức năng tiêu hóa

Chế độ ăn giàu chất xơ mang lại nhiều lợi ích cho việc cải thiện hệ tiêu hóa. Chất xơ hoạt động trong hệ thống tiêu hóa, giúp thức ăn có khối lượng lớn di chuyển qua ruột dễ dàng và tiêu hóa thoải mái hơn. Ngoài ra, gạo lứt còn giúp đào thải nhanh các chất độc trong hệ tiêu hóa. Đồng thời, đây cũng là thực phẩm có khả năng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường ruột như táo bón, trĩ, ung thư ruột kết.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Một chế độ ăn giàu chất xơ không chỉ hỗ trợ hệ tiêu hóa mà còn có thể cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn. Chất xơ làm giảm nồng độ cholesterol xấu, giảm mảng bám trên thành động mạch, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

co-nen-an-gao-lut-hang-ngay-khong5.jpg
Ăn gạo lứt giúp cải thiện sức khỏe tim mạch hiệu quả

Gạo lứt không chứa gluten

Gluten là một loại protein được tìm thấy trong nhiều loại ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên, nhiều người bị dị ứng hoặc thậm chí sốc phản vệ với gluten. Gạo lứt hoàn toàn không chứa gluten vì vậy người mắc bệnh celiac hoặc không dung nạp gluten vẫn có thể tiêu thụ gạo lứt một cách an toàn.

Những nguy cơ khi sử dụng gạo lứt

Gạo lứt tuy đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Dưới đây là một số nguy cơ khi sử dụng gạo lứt, cụ thể:

Gạo lứt gây khó tiêu

Gạo lứt được bao bọc bởi một lớp vỏ cám nên sẽ cứng hơn so với gạo trắng thông thường. Gạo lứt có thể làm tổn thương dạ dày nếu bạn nhai chúng không kỹ. Vì vậy, khi ăn gạo lứt phải nhai chậm, nhai kỹ để phần cơm được nghiền nát trong miệng khi đưa vào dạ dày sẽ không làm tổn thương dạ dày.

co-nen-an-gao-lut-hang-ngay-khong6.jpg
Sử dụng nhiều gạo lứt có thể gây khó tiêu

Gạo lứt không tốt với những người mắc bệnh thận

Đối với những người bị bệnh thận, việc lựa chọn thực phẩm chứa ít photpho và kali là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, gạo lứt có chứa cả hai chất dinh dưỡng này nên việc ăn gạo lứt thường xuyên có thể gây hậu quả xấu cho người bệnh thận. Trên thực tế, gạo lứt không được khuyến khích cho bệnh nhân mắc bệnh thận.

Gạo lứt chứa asen

Trên thực tế, có một số lý do tại sao asen được tìm thấy trong lớp vỏ cám gạo: Môi trường gieo trọt và nước tưới bị nhiễm asen. Asen là chất có hại cho sức khỏe. Để loại bỏ asen ra khỏi hạt gạo lứt, người ta ngâm gạo từ 12 đến 24 giờ rồi vo kỹ. Công việc này sẽ giúp loại bỏ đi phần nào lượng asen tích tụ trong lớp vỏ cám gạo.

Sử dụng gạo lứt không sạch

Chất lượng gạo lứt đóng vai trò quyết định đến lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Gạo lứt phải được gieo trồng trên những vùng đất sạch, có nguồn tưới tiêu đảm bảo. Không trồng gần khu công nghiệp, khu xử lý nước thải công nghiệp, khu vực bị ô nhiễm đất, nước, không khí. Gạo phải được kiểm tra đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Không có dư lượng hóa chất độc hại, chất bảo quản, chất tạo màu, mùi.

Trên đây là những chia sẻ về có nên ăn gạo lứt hàng ngày không? Hy vọng với những chia sẻ trên bạn có thể tham khảo và xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chúc bạn sức khỏe!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin