Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Có nên châm cứu liên tục không?

Ngày 30/06/2024
Kích thước chữ

Có nên châm cứu liên tục không? Châm cứu chính là phương pháp để điều trị các bệnh lý khác nhau được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, tần suất châm cứu cần phải phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau và không nên lạm dụng.

Châm cứu được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh được các thầy thuốc trong và ngoài nước lựa chọn cho bệnh nhân. Phương pháp này mang đến hiệu quả cao đối với một số bệnh. Vậy có nên châm cứu liên tục không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời rõ hơn về vấn đề này.

Châm cứu là gì?

Châm cứu chính là phương pháp điều trị bệnh đã có từ lâu đời trong y học cổ truyền của Trung Quốc. Phương pháp châm cứu này sẽ có hai thủ thuật chính là châm và cứu ngải. Quá trình thực hiện hai thủ thuật này sẽ đi kèm với nhau.

Có nên châm cứu liên tục không? 1
Đôi nét cần biết về châm cứu chữa bệnh

Trong khi thực hiện, các bác sĩ hoặc chuyên gia châm cứu sẽ tiến hành sử dụng các chiếc kim bằng kim loại mỏng, rắn để đâm xuyên qua da ở các vị trí đặc biệt trên cơ thể được gọi là huyệt đạo. Mục đích chính của châm cứu chính là giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu trong cơ thể.

Quy trình châm cứu cơ bản

Quy trình châm cứu cơ bản sẽ có thời gian từ 20 phút đến 1 tiếng, bao gồm cả bước khám trước khi tiến hành châm cứu.

Các bước cơ bản trong quá trình châm cứu gồm:

  • Xác định rõ vị trí và sát trùng da vùng huyệt;
  • Lựa kim có độ dày phù hợp với cơ da của vùng châm cứu;
  • Châm kim vào huyệt;
  • Rút kim, thực hiện sát khuẩn vùng huyệt vừa châm cứu.

Vị trí huyệt đạo và số huyệt đạo sẽ dựa vào từng tình hình bệnh để thực hiện đâm đâm nông sâu khác nhau và giữ ở vị trí đó từ vài phút đến nửa giờ rồi rút ra. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ xoay kim nhẹ nhàng, gia nhiệt hoặc đưa xung điện nhẹ vào kim.

Lợi ích khi châm cứu đúng cách

Phương pháp châm cứu đã mang đến nhiều công dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh như giảm đau nhức, điều trị liệt và những bệnh lý khác.

Có nên châm cứu liên tục không? 2
Công dụng hiệu quả khi châm cứu

Châm cứu giảm đau

Châm cứu để giảm đau đảm mang đến tác dụng hiệu quả và được sử dụng để điều trị các bệnh như đau dạ dày, đau đầu, đau lưng, đau cổ vai, viêm khớp vai, đau sau phẫu thuật, đau bụng kinh, đau răng, rối loạn chức năng khớp thái dương hàm,...

Đối với các triệu chứng đau này, việc châm cứu sẽ hỗ trợ tiết ra các hoạt chất tương tự như nhóm thuốc opioid để kích thích cơ thể tiết endorphin tự nhiên. Đồng thời, nó còn kích thích châm kim như một tín hiệu để các cơ có thể co thắt và thư giãn. Hoạt động tự tạo ra chất này trong cơ thể được xem là cơ chế để kéo dài hiệu quả giảm đau khi châm cứu.

Châm cứu điều trị liệt

Ngoài vận động trị liệu, châm cứu chính là phương pháp hiệu quả đối với việc phục hồi vận động ở bệnh nhân liệt nửa người sau đột quỵ não, sụp mi, bong gân, liệt mặt và chấn thương thể thao. Đây chính là cách để kích thích tại chỗ các nhóm cơ đã bị tổn thương hoặc đưa ra tín hiệu dẫn truyền lên vỏ não để kích thích cho cơ hoạt động trở lại.

Châm cứu các bệnh lý khác

Châm cứu còn hỗ trợ ở điều chỉnh các rối loạn cơ năng như điều chỉnh huyết áp, giảm cảm giác buồn nôn và nôn nghén trong thai kỳ, kích thích co tử cung trong khởi phát chuyển dạ. Cơ chế của châm cứu chính là qua việc kích thích hoặc ức chế hệ thống thần kinh thực vật.

Theo một số các nghiên cứu, việc châm cứu nhóm huyệt hoa đà giáp tích ở trên lưng sẽ giúp giảm phản ứng phụ sau hóa trị, xạ trị ở bệnh ung thư như mệt mỏi, đau nhức và chán ăn. Mặt khác, châm cứu còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, giảm ngứa mũi, giảm đau vùng trán, giảm chảy nước mũi,...

Có nên châm cứu liên tục không?

Y học cổ truyền đã đưa ra giải thích rằng các bệnh lý xảy ra là do sự mất cân bằng và rối loạn âm dương trong cơ thể. Trong đó, khí huyết chính là dòng chảy qua các kinh mạch, các con đường giúp liên kết tạng phủ với các bộ phận trong cơ thể con người. Dòng năng lượng và kinh mạch này sẽ tác động qua các huyệt đạo trên cơ thể để hỗ trợ điều hòa khí huyết, tạng phủ và phòng chữa bệnh.

Có nên châm cứu liên tục không? 3
Có nên châm cứu liên tục không? Điều này cần phải thực hiện theo tần suất phù hợp

Việc châm cứu vào các huyệt đạo sẽ đưa dòng năng lượng trở lại trạng thái cân bằng, lưu thông khí huyết, tránh kinh lạc bị bế tắc và giúp cho sự vận hành khí huyết được thông suốt. Từ đó, các triệu chứng bệnh của cơ thể và việc điều trị hiệu quả hơn.

Điều trị thông qua phương pháp châm cứu cũng cần phải tuân thủ theo liệu trình điều trị và tránh tình trạng lạm dụng bừa bãi. Nếu lạm dụng quá mức, nó có thể làm giảm tác dụng và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bệnh nhân nên thực hiện châm cứu theo đúng liệu trình đã được chỉ định. Tùy thuộc vào tình trạng và các bệnh lý gặp phải, liệu trình châm cứu sẽ có sự thay đổi khác nhau.

Một liệu trình châm cứu cơ bản sẽ kéo dài trong khoảng 10 đến 15 lần trong một ngày. Thời gian lưu kim sẽ từ 20 đến 30 phút. Bệnh nhân có thể áp dụng nhiều liệu trình nếu việc điều trị một liệu trình chưa có sự cải thiện và vẫn còn triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân không nên tự ý ngưng điều trị đột ngột. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng và hiệu quả của châm cứu. Nếu châm cứu nhiều ngày liên tục, các thầy thuốc sẽ phải luân phiên châm cứu qua các huyệt để người bệnh không bị châm nhiều lần ở một huyệt gây ra đau nhức, khó chịu, tạo vết bầm,...

Tác hại khi lạm dụng châm cứu

Phương pháp châm cứu sẽ đem đến lợi ích hiệu quả nếu áp dụng đúng tần suất và đúng kỹ thuật. Ngược lại, nó có thể gây ra tác hại khi lạm dụng quá mức.

Có nên châm cứu liên tục không? 4
Lạm dụng châm cứu gây ra nhiều tác dụng phụ

Đau sau châm cứu

Sau khi rút kim châm cứu, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu và hơi đau nhức ở vị trí kim châm nhưng thường biến mất sau 24 giờ.

Chảy máu hoặc bầm tím

Nếu rút kim có hiện tượng chảy máu, thầy thuốc sẽ tiến hành cầm máu ngay lập tức. Nếu có bệnh lý về đông máu, bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng đông cần phải thông báo cho bác sĩ. Ngoài ra, sau khi châm cứu còn xuất hiện các vết bầm ở vị trí châm kim, bạn có thể chườm ấm để mau lành vết bầm.

Phỏng hoặc nóng rát

Phỏng hoặc rát là triệu chứng thường thấy khi thực hiện phương pháp châm cứu. Đây là do hơi nóng của quá trình hơ ngải cứu gây ra. Vì vậy, bạn cần cẩn thận hơn trong điều trị để hạn chế tình trạng này.

Với các thông tin trên, hi vọng rằng người đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên châm cứu liên tục không. Có thể nói, phương pháp châm cứu đã mang đến những lợi ích đối với việc điều trị bệnh ở cơ thể con người. Tuy nhiên, điều này cần phải có tần suất hợp lý và không nên lạm dụng. 

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.