Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạch chỉ là loại thảo dược sống lâu năm có vị cay, tính ấm, là một vị thuốc có mặt trong nhiều bài thuốc Đông y trị bệnh. Rễ của cây bạch chỉ là bộ phận được dùng làm thuốc. Trong đó có bài thuốc bạch chỉ tán chữa viêm xoang.
Kể không hết các loại cây thuốc chữa viêm xoang trong y học cổ truyền Việt Nam. Trong đó có những cái tên quen thuộc như cây hoa ngũ sắc, cây xương khỉ, cây nhọ nồi, lá trầu không,… Và một trong những vị thuốc thường xuyên có mặt trong các bài thuốc chữa bệnh viêm xoang chính là bạch chỉ. Bạch chỉ có thể sắc thành nước thuốc hoặc tán thành bột để dùng dần. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách dùng bạch chỉ tán chữa viêm xoang.
Cây bạch chỉ hay còn được biết đến với tên gọi khác là đỗ nhược, lan hòe, chỉ hương…có tên khoa học là Angelica dahurica, thuộc họ Hoa tán. Ở nước ta, cây bạch chỉ phân bố nhiều ở các tỉnh Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Lào Cai và những vùng đồi núi có độ cao từ 500 - 1000m.
Đây là loài thân thảo, sống lâu năm, chiều cao thân trung bình từ 1 - 2,5m. Thân cây là dạng thân trụ rỗng, với đường kính từ 2 - 3cm. Thân cây có màu tím hồng hoặc xanh lục ánh tía, phần trên có lông tơ, phần dưới nhẵn. Cây mọc thẳng, ít phân nhánh. Lá xẻ lông chim, kích thước khá lớn, màu xanh, phần cuối cuống là phát triển thành bẹ ôm lấy thân cây. Hoa bạch chỉ mọc thành cụm ở kẽ lá hoặc đầu cành. Quả hình bầu dục, dài 4 - 7 mm.
Lá, thân, rễ cây bạch chỉ đều chứa tinh dầu với mùi thơm đặc trưng. Rễ cây bạch chỉ phình to thành củ và đây chính là bộ phận được sử dụng làm dược liệu. Rễ hay củ bạch chỉ có dạng hình trụ, phần trên hơi vuông, bên dưới thuôn dần. Bên ngoài củ màu vàng nhạt, có nhiều nốt sần ngang. Các nốt sần này bố trí thành 4 hàng dọc theo thân củ. Bên trong củ rễ màu trắng ngà, có nhiều chất bột, không có xơ. Rễ bạch chỉ có vị hơi cay, mùi thơi hơi hắc.
Mùa thu tiết trời khô ráo là thời điểm lý tưởng để thu hái rễ củ của cây bạch chỉ. Cây được chọn để đào củ cần đủ 10 tháng tuổi trở lên. Rễ cây được mang về rửa sạch, loại bỏ các rễ con, ngâm qua rồi mang ủ cho mềm. Sau đó mang củ thái thành từng lát, phơi khô trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khi khô.
Củ bạch chỉ thái lát, phơi khô có thể mang sắc uống, nấu nước ngâm, xông, tắm hoặc tán thành bột, làm viên hoàn để sử dụng. Trong đó, từ xa xưa các thầy thuốc đã dùng bạch chỉ tán chữa viêm xoang.
Trong Y học cổ truyền, bạch chỉ là vị thuốc có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, tán hàn, tiêu mủ, trừ phong, giải độc, hoạt huyết. Vị thuốc này được dùng trong các bài thuốc chữa nhiều bệnh từ thường gặp đến ít gặp như:
Theo y học ngày nay, vị thuốc bạch chỉ tán có thể giảm đau, kích thích thần kinh, ức chế một số loại vi khuẩn Gram +, trực khuẩn lỵ, thương hàn trong dạ dày hay ức chế được cả vi khuẩn lao.
Thành phần có tên Pommade có trong bạch chỉ tán có tác dụng trong điều trị bỏng ánh sáng gây loét giác mạc. Angelicotoxin trong bạch chỉ khi dùng với lượng nhỏ có thể làm tăng huyết áp ở người bị huyết áp thấp. Vậy cách chữa bệnh viêm xoang bằng bạch chỉ tán có thực sự hiệu nghiệm?
Bài thuốc dùng bạch chỉ tán chữa viêm xoang được cả Đông y và Tây y khẳng định hiệu quả là bởi:
Bạch chỉ tán có chứa các thành phần có tính kháng khuẩn mạnh. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy khả năng ức chế nhiều loại vi khuẩn của bạch chỉ như tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tán huyết, nhiều loại trực khuẩn,… Vì vậy, bạch chỉ tán có thể tiêu diệt vi khuẩn gây viêm ở các xoang.
Đau nhức các hốc xoang, đau đầu, đau nặng vùng mặt cũng là triệu chứng viêm xoang rất điển hình. Một số người bệnh còn bị sốt nhẹ. Bạch chỉ tán lại có tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả nên hữu ích với bệnh nhân viêm xoang.
Bạch chỉ tán cũng có tác dụng chống viêm nhờ thành phần coumarin. Vì vậy, bệnh nhân viêm xoang dùng bạch chỉ tán sẽ giảm đáng kể tình trạng sưng phù trong xoang, từ đó giảm khó chịu và mệt mỏi cho người bệnh.
Có nhiều bài thuốc chữa viêm xoang và các triệu chứng viêm xoang bằng bạch chỉ kết hợp với những vị thuốc khác. Nếu quan tâm cách dùng bạch chỉ tán chữa viêm xoang, bạn có thể tham khảo những bài thuốc sau:
Bài thuốc chữa viêm xoang dị ứng: Chuẩn bị các vị thuốc bạch truật, bạch chỉ mỗi vị 12g, cam thảo, gừng mỗi vị 4g, hoài sơn, ké đầu ngựa, xuyên khung mỗi vị 16g, tế tân 6g, tang bạch bì 10g. Tất cả mang sắc cùng nước thành nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang sẽ đỡ.
Bài thuốc chữa viêm xoang do các nguyên nhân khác: Chuẩn bị phòng mộc, hồi thảo, bạch chỉ mỗi vị 3,2g, xuyên khung 2g, ké đầu ngựa 4,8g, cam thảo 1,2g, độc diệp thảo 2,8g. Tất cả các vị thuốc này mang tán thành bột, hoà với nước thành dạng sệt sau đó bôi quanh rốn hàng ngày. Trong thời gian áp dụng bài thuốc này người bệnh cần kiêng tuyệt đối thịt bò.
Bài thuốc chữa viêm xoang gây đau đầu: Chuẩn bị bạch chỉ, thương nhĩ, tân di mỗi loại 9g, bạc hà 4,5g. Tất cả nguyên liệu mang trộn đều, tán mịn, mỗi lần lấy 3g bột để uống. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần, dùng liên tiếp 3 - 5 ngày triệu chứng sẽ giảm.
Bài thuốc chữa viêm xoang hôi miệng: Bạch chỉ và xuyên khung bạn chuẩn bị mỗi vị 30g. Tất cả mang tán thành bột mịn, trộn cùng mật ong và viên thành từng viên to cỡ hạt ngô. Mỗi ngày ngậm 2 - 3 viên triệu chứng hôi miệng sẽ được cải thiện.
Bài thuốc chữa viêm xoang gây đau mắt, đau đầu: Chuẩn bị 16g bạch chỉ, 4g ô đầu mang tán bột mịn, mỗi lần lấy một ít uống cùng nước trà.
Bài thuốc chữa viêm xoang mới khởi phát, chảy nhiều dịch mũi trong: Dùng bạch chỉ tán trộn cùng hành giã nát rồi vo thành viêm hoàn cỡ 4g một viên. Mỗi lần dùng 2 - 3 viên uống cùng trà nóng, ngày uống 2 lần.
Trên đây là một số bài thuốc bạch chỉ tán chữa viêm xoang theo y học cổ truyền. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý áp dụng khi chưa có sự tư vấn của thầy thuốc. Tốt nhất, người bệnh nên thăm khám để bác sĩ biết chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể tư vấn phương pháp chữa bệnh hoặc loại thuốc giảm viêm xoang phù hợp nhất với từng người.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.