Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nước cam là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, có nên uống nước cam trước khi ăn hay không là thông tin chưa nhiều người biết. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết để có câu trả lời chính xác và khoa học nhất nhé!
Nước cam là thức uống quen thuộc với mọi gia đình. Không chỉ có hương vị thơm ngon, thức uống trái cây tươi này còn giàu vitamin C nên rất tốt cho sức khỏe và sức đề kháng. Nên uống nước cam khi nào tốt nhất cho sức khỏe? Chúng ta có nên uống nước cam trước khi ăn không? Nếu chưa biết câu trả lời chính xác, đừng bỏ qua những thông tin được Nhà thuốc Long Châu bật mí dưới đây bạn nhé!
Trong 100ml nước cam có chứa khoảng 45 kcal, 10g carbohydrate. Lượng chất xơ trong nước cam khoảng 0.2g. Ngoài ra, nước cam còn chứa một lượng nhỏ chất béo (0.1g) và protein (0.9g). Nước cam là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào với khoảng 53 mg trong 100ml. Bên cạnh đó, nước cam còn chứa một lượng đáng kể kali (181mg) và folate (15mcg), cùng với một lượng nhỏ vitamin A, thiamin, canxi, magie và phốt pho.
Nước cam có tác dụng gì? Nước cam mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe như:
Có nên uống nước cam trước khi ăn không? Mặc dù mang lại nhiều lợi ích như đã kể trên, việc uống nước cam trước khi ăn cũng tiềm ẩn một số tác hại. Lượng axit citric trong nước cam khá lớn có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, đặc biệt là khi bạn đang đói bụng. Đây là lý do một số người có cảm giác nóng rát, khó chịu ở dạ dày sau khi uống nước cam. Nếu việc uống nước cam khi đói lặp lại thường xuyên, bạn có thể gặp phải vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, axit citric trong nước cam có thể cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ những thực phẩm khác. Ví dụ, khi uống nước cam cùng với sữa, canxi trong sữa có thể kết tủa với axit citric, tạo thành các hợp chất khó tiêu hóa, làm giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Nói chung, việc uống nước cam trước bữa ăn là không nên với hầu hết chúng ta. Đặc biệt, việc này càng không nên đối với những người đang gặp các vấn đề về dạ dày như: Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hay sỏi thận.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống nước cam vào buổi sáng sau khi ăn là thời điểm tốt nhất. Đây là thời điểm cơ thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng và vitamin có trong nước cam, đồng thời cũng không sợ nước cam làm ảnh hưởng đến việc hấp thu dưỡng chất từ các bữa ăn khác trong ngày. Nên uống nước cam sau khi ăn vì lúc này, vitamin C trong nước cam được hấp thụ tốt nhất. Uống nước cam sau khi ăn cũng giảm nguy cơ bị kích ứng dạ dày. Nước cam cung cấp năng lượng và vitamin C giúp bạn tỉnh táo và bắt đầu ngày mới hiệu quả.
Uống nước cam buổi tối có tốt không? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta không nên uống nước cam buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ. Nước cam có tính axit và chứa một lượng đường nhất định nên có thể kích thích hệ thần kinh và gây khó ngủ. Vitamin C trong nước cam khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành oxalate, một chất có thể kết hợp với canxi tạo thành sỏi thận. Buổi tối cơ thể ít hoạt động và bạn cũng uống ít nước hơn ban ngày. Uống nước cam vào thời điểm này sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Ngoài ra, uống nước cam trước khi đi ngủ rất dễ gây trào ngược dạ dày thực quản.
Ngoài việc tìm hiểu có nên uống nước cam trước khi ăn không, để thức uống này phát huy tối đa tác dụng với sức khỏe, bạn cũng nên biết đại kỵ khi uống nước cam là gì?
Nếu bạn uống quá nhiều nước cam, lượng vitamin C dư thừa sẽ chuyển hóa thành oxalate, tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Ngoài ra, uống quá nhiều nước cam còn có thể gây tiêu chảy, đầy bụng do lượng đường fructose trong thức uống này khá cao.
Nước cam có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc trị tiểu đường. Nước cam có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn không nên uống thuốc bằng nước cam hay uống nước cam sát giờ uống thuốc.
Sữa là thực phẩm không nên kết hợp với nước cam. Protein có trong sữa kết hợp với axit tartaric và vitamin C có trong cam tạo ra kết tủa, cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Sự kết tủa này còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, tiêu chảy.
Ăn hải sản uống nước cam có được không? Sự kết hợp giữa vitamin C trong nước cam và chất asen pentavenlent trong hải sản có thể tạo ra asen trioxide, một chất độc gây ngộ độc cấp tính. Vì thế, uống nước cam khi ăn hải sản cũng là điều nên tránh.
Protein trong đậu phụ có thể kết hợp với axit tartaric trong nước cam, tạo thành kết tủa khó tiêu hóa. Đừng dùng nước cam và đậu phụ trong cùng một bữa ăn bạn nhé!
Tóm lại, với câu hỏi có nên uống nước cam trước khi ăn không, câu trả lời là không nên bạn nhé! Chỉ khi bạn dùng nước cam đủ lượng và đúng cách, thức uống này mới phát huy tối đa tác dụng với sức khỏe.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.