Bạn có bao giờ gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy hay táo bón? Đó chính là những biểu hiện phổ biến của rối loạn tiêu hóa - vấn đề sức khỏe khiến nhiều người lớn phiền toái. Trong bài viết này Nhà thuốc Long Châu sẽ bật mí cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn, hãy theo dõi để có thêm những thông tin hữu ích nhé!
Rối loạn tiêu hóa gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, đặc biệt đây là vấn đề sức khỏe của nhiều người lớn. Trong bài viết này sẽ bật mí đến bạn cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn nhưng trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem rối loạn tiêu hóa là gì và các dấu hiệu nhận biết nhé!
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa không hoạt động bình thường, dẫn đến các triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón. Theo các chuyên gia y tế, chúng được phân làm 2 loại:
Rối loạn tiêu hóa hữu cơ: Do tổn thương cấu trúc trong hệ tiêu hóa (ví dụ: Viêm loét dạ dày, bệnh Crohn).
Rối loạn tiêu hóa chức năng: Hệ tiêu hóa bình thường về cấu trúc nhưng hoạt động không tốt (ví dụ: Hội chứng ruột kích thích).
Dưới đây là những rối loạn tiêu hóa phổ biến:
Hội chứng ruột kích thích (IBS): Đây là một tình trạng phổ biến gây ra đau bụng, đầy hơi, khí và thay đổi thói quen ruột.
Bệnh celiac: Đây là một bệnh tự miễn ảnh ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ gluten của cơ thể, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch.
Bệnh Crohn: Đây là một bệnh viêm ruột mãn tính có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của hệ tiêu hóa.
Viêm loét đại tràng: Đây là một bệnh viêm ruột mãn tính ảnh hưởng đến đại tràng.
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Đây là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra ợ nóng và khó chịu.
Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa có thể từ nhẹ đến nặng và có thể khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn. Một số người chỉ bị thỉnh thoảng gặp các triệu chứng, trong khi những người khác có thể bị các triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Theo dõi phần tiếp theo để biết những triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa để nhận biết và phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn đường tiêu hóa
Rối loạn đường tiêu hóa là tình trạng hệ tiêu hóa không hoạt động bình thường, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của các bệnh rối loạn đường tiêu hóa thường gặp:
Ợ nóng (GERD): Cảm giác nóng rát, khó chịu ở ngực là triệu chứng phổ biến nhất của ợ nóng, do axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Kèm theo những triệu chứng khác như ho khan, có cảm giác chua miệng, viêm họng và khó nuốt thức ăn hay nước bọt.
Viêm đường ruột (IBD): Đau hoặc khó chịu ở vùng bụng, mức độ và vị trí đau có thể khác nhau tùy theo loại viêm ruột. Có thể bị tiêu chảy, táo bón, đi ngoài ra máu, hoặc phân lẫn chất nhầy, có cảm giác đầy hơi, cơ thể có thể bị suy nhược và mệt mỏi.
Hội chứng kích thích ruột (IBS) sẽ có thể gây ra những triệu chứng như đau bụng, mức độ đau có thể từ nhẹ đến dữ dội, thường liên quan đến việc đi đại tiện, có khi bị tiêu chảy hoặc táo bón, rối loạn đại tiện có cảm giác vội vàng đi đại tiện, đi đại tiện không hết, hoặc cảm giác chưa đi hết phân. Chán ăn và sụt cân, có thể bị ra mồ hôi vào ban đêm, chảy máu trực tràng.
Lưu ý: Đây chỉ là một số triệu chứng phổ biến của các bệnh rối loạn đường tiêu hóa. Mỗi người có thể có các triệu chứng khác nhau hoặc mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
Như vậy, chúng ta đã biết rối loạn tiêu hóa là như thế nào và những dấu hiệu để nhận biết vấn đề sức khỏe này. Đây là một vấn đề sức khỏe gây phiền toái, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người lớn. Chính vì vậy ngay sau đây sẽ là những cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn dành cho bạn.
Bật mí cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn
Ngay bây giờ chúng tôi sẽ bật mí cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn, hãy theo dõi để có những thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình bạn nhé!
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Rối loạn tiêu hóa gây cho người bệnh những triệu chứng khó chịu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học.
Ăn chậm nhai kỹ: Nhai kỹ sẽ giúp nghiền nhỏ thức ăn, tăng diện tích tiếp xúc với enzyme tiêu hóa, từ đó giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Nhai kỹ cũng giúp kích thích tiết ra nước bọt, hỗ trợ tiêu hóa tinh bột. Ăn chậm giúp não bộ có thời gian tiếp nhận tín hiệu no, tránh ăn quá no.
Ăn đủ bữa, đúng giờ: Ăn đủ bữa, đúng giờ giúp đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể hoạt động. Ăn đúng giờ giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng, tránh tình trạng trào ngược axit dạ dày hay đầy hơi, khó tiêu.
Tránh những thức ăn và đồ uống lạnh, hạn chế những thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ vì có thể kích thích dạ dày gây khó tiêu, đầy hơi hay bị trào ngược axit. Nên sử dụng những thực phẩm ở nhiệt độ ấm hoặc nóng để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để giúp tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đừng quên bổ sung nước để giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn.
Thời gian sinh hoạt cũng sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe đường ruột. Do đó chúng ta không nên thức quá khuya, đi ngủ sớm và hãy ngủ đủ 8 tiếng, không nên nằm liền sau khi ăn và nên ăn đúng giờ, không để bụng quá đói mới ăn.
Sử dụng men tiêu hóa
Sử dụng men tiêu hóa là một phương pháp phổ biến được nhiều người lựa chọn để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa. Men tiêu hóa là thực phẩm chức năng có tác dụng bổ sung lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Dưới đây là những lợi ích của men tiêu hóa đối với hệ tiêu hóa của chúng ta:
Bổ sung lợi khuẩn: Men tiêu hóa cung cấp các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Cung cấp enzyme tiêu hóa: Một số loại men tiêu hóa còn chứa các enzyme tiêu hóa như amylase, protease, lipase, giúp hỗ trợ phân hủy thức ăn hiệu quả hơn.
Giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Men tiêu hóa có thể giúp giảm các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón thường gặp trong rối loạn tiêu hóa.
Tăng cường hệ miễn dịch: Hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch.
Những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
Khi bị rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa của bạn trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh và thúc đẩy quá trình phục hồi. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho đường ruột khi bị rối loạn tiêu hóa mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình:
Chuối: Chuối là nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp cân bằng chất điện giải và ngăn ngừa mất nước do tiêu chảy. Kali cũng có tác dụng hỗ trợ co cơ trơn đường ruột, giúp nhuận tràng và giảm táo bón.
Trái bơ: Bơ chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Chất béo tốt trong bơ cũng giúp giảm viêm và bảo vệ niêm mạc ruột.
Sữa chua: Sữa chua chứa lợi khuẩn probiotic có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và tăng cường hệ miễn dịch. Nên chọn sữa chua nguyên chất, ít đường để đảm bảo lợi ích sức khỏe.
Táo: Táo chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp làm mềm phân, kích thích nhu động ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Nên chọn táo chín mềm, gọt vỏ để dễ tiêu hóa hơn.
Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều vitamin A và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa. Nên nấu chín cà rốt hoặc luộc mềm để dễ tiêu hóa hơn.
Khoai lang: Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp nhuận tràng và ngăn ngừa táo bón. Khoai lang cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Gừng: Gừng có tác dụng chống viêm, giảm buồn nôn và tiêu chảy. Bạn có thể pha trà gừng hoặc thêm gừng vào các món ăn để hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Như vậy, bài viết “Bật mí cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn” đã cung cấp cho bạn những kiến thức về rối loạn tiêu hóa, những dấu hiệu để nhận biết và bật mí cách chữa rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bất kỳ dấu hiệu rối loạn tiêu hóa nào kể trên trở nặng bạn nhé! Hy vọng những thông tin này hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình bạn.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm