Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi chế biến món ăn để đảm bảo vừa ngon vừa không ảnh hưởng đến sức khỏe là điều bất cứ bà nội trợ nào cũng đều mong muốn. Củ cải đỏ được cho là loại rau có rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vậy củ cải đỏ kỵ với gì?
Củ cải đỏ tuy nhỏ nhưng “có võ”, bởi vì đây là loại thực phẩm rất có lợi đối với sức khỏe của chúng ta. Ăn củ cải đỏ có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, huyết áp, giúp gan khỏe mạnh, cải thiện hệ miễn dịch… Chính vì vậy nên nhiều người vẫn còn thắc mắc củ cải đỏ kỵ với gì? Có cần lưu ý gì khi ăn củ cải đỏ không?... Nếu bạn muốn biết những điều này hãy cùng tham khảo bài viết nhé!
Củ cải đỏ được cho là nguồn gốc từ châu Á, nhưng đến ngày nay thì có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới. Từ cách đây khá lâu, loại củ này đã xuất hiện phổ biến trong những bài thuốc điều trị bệnh của La Mã cổ đại và Hy Lạp. Củ cải đỏ thuộc họ cải có màu đỏ hình tròn và hình bầu dục. Trong củ cải đỏ có rất nhiều chất dinh dưỡng vì vậy từ xưa đã được dùng làm thuốc chữa bệnh và phòng bệnh.
Củ cải đỏ là loại cây trồng ngắn ngày chỉ khoảng 35 - 40 ngày kể từ khi gieo hạt đến ngày thu hoạch. Củ cải đỏ có phần củ nhỏ nhưng lá dài xanh mướt. Loại cây này ưa khí hậu mát mẻ nhiệt độ thích hợp để trồng là từ 17 - 20 độ C. Vì vậy ở Việt Nam loại cây này được trồng chủ yếu ở Đà Lạt và Sapa.
Củ cải đỏ là loại rau có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, loại củ này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi thường chỉ được bán trong hệ thống siêu thị và cửa hàng rau củ quả sạch.
Củ cải đỏ cung cấp năng lượng và dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Bởi vì trong củ cải đỏ có rất nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, nhóm B và vitamin K, kali, sắt, mangan, magie,... Củ cải đỏ cũng có khả năng bảo vệ sức khỏe hệ tim mạch. Do thành phần anthocyanin có trong củ cải đỏ có thể giữ cho trái tim của chúng ta luôn hoạt động tốt. Thành phần kali trong củ cải đỏ có thể giúp cho cơ thể kiểm soát tốt huyết áp. Đồng thời có khả năng ngăn chặn chứng cao huyết áp và kiểm soát lưu lượng máu, làm mát máu.
Lượng vitamin C tương đối cao trong củ cải đỏ, giúp tạo ra năng lượng cho cơ thể vận động và giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Nếu như chúng ta ăn củ cải đỏ thường xuyên sẽ có khả năng làm giảm các gốc tự do có hại, bảo vệ sức khỏe cho bạn. Củ cải có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Bởi vì trong củ cải đỏ chứa nhiều beta carotene, betacyanin là những thành phần có khả năng chống oxy hóa mạnh. Đây là những chất chống oxy hóa rất hữu ích với cơ thể và đối với người đang điều trị ung thư. Thành phần Betacyanin trong củ cải đỏ giúp cơ thể giải độc tố khá hữu hiệu. Khi chúng ta ăn củ cải đỏ chất độc sẽ được trung hòa và được thải ra ngoài. Khi cơ thể được thải độc sẽ khỏe hơn và ngăn ngừa các bệnh về gan hoặc thận.
Trong củ cải đỏ có rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng củ cải đỏ không đúng cũng có thể gây ra một số tác hại. Nếu những người bị thiếu sắt, củ cải đỏ có thể gây ra tình trạng nước tiểu có màu đỏ. Nếu sử dụng quá nhiều củ cải đỏ có thể tăng hàm lượng oxalat trong máu.
Như vậy việc sử dụng quá nhiều có thể là nguyên nhân hình thành bệnh gout và sỏi thận. Nếu thành phần sắt, kali, natri… tích tụ trong cơ thể nhiều do ăn quá nhiều củ cải đỏ sẽ không hề tốt cho sức khỏe. Chị em phụ nữ nên chú ý khi uống quá nhiều nước ép từ củ cải đỏ sẽ gây ra hiện tượng buồn nôn, đầy bụng, tiêu chảy. Khi ăn nhiều củ cải đỏ có thể gây sốt và phát ban.
Chỉ số glycemic trong củ cải đỏ khá cao nếu dùng nhiều có thể tăng lượng đường trong máu. Trong củ cải đỏ rất giàu chất đồng, sắt nên nếu lạm dụng gan và thận có thể bị gây hại.
Củ cải đỏ là loại rau có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng củ cải đỏ ở lượng vừa phải sẽ phát huy tác dụng. Nếu sử dụng quá nhiều củ cải đỏ cũng có thể dẫn tới nhiều bệnh ở mức độ khác nhau. Vì vậy khi ăn củ cải đỏ nên dùng ở lượng vừa phải. Củ cải đỏ là món ăn dễ làm dễ chế biến như nộm củ cải đỏ, củ cải đỏ hầm xương, củ cải đỏ hầm thịt gà, củ cải đỏ xào thịt, salad củ cải đỏ dưa chuột… Còn rất nhiều món ăn khác được chế biến từ củ cải đỏ rất ngon.
Tuy nhiên, đến nay chưa có bằng chứng nào chỉ ra củ cải đỏ kỵ với gì. Chưa có không có nghĩa là không có, nếu như khi kết hợp củ cải đỏ với món ăn khác mà gặp vấn đề về sức khỏe như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy… thì bạn nên báo cho bác sĩ để được hướng dẫn.
Có một số người không nên ăn củ cải đỏ vì lý do về sức khỏe. Đối với phụ nữ đang mang thai không nên ăn củ cải đỏ. Trong củ cải đỏ có nhiều natri, có thể ảnh hưởng tới thai nhi. Củ cải đỏ có tác dụng hạ huyết áp, vì vậy người bị huyết áp thấp không nên ăn.
Nếu người bị loãng xương không nên uống nước ép củ cải đỏ nó sẽ làm giảm lượng canxi trong cơ thể, bệnh sẽ nặng hơn. Nếu dị ứng với củ cải đỏ thì không nên ăn dưới mọi hình thức.
Không nên ăn quá nhiều củ cải đỏ và 1 tuần chỉ nên ăn từ 1 - 2 bữa. Nước ép củ cải đỏ chỉ nên uống từ 100 - 120ml. Khi ăn nên chọn củ cải còn mới, tươi xanh không héo úa và đảm bảo nguồn gốc xuất xứ. Chọn loại củ cải đỏ cỡ vừa, củ to sẽ không ngọt và cứng. Đặc biệt người đang điều trị sỏi thận thì không nên ăn củ cải đỏ. Bởi vì khoáng chất kali vượt mức an toàn từ củ cải đỏ sẽ làm tăng áp lực lên hoạt động của thận, tăng khả năng tích tụ sỏi.
Như vậy có thể nói chưa có bằng chứng về củ cải đỏ kỵ với gì. Tuy nhiên, khi sử dụng củ cải đỏ cần lưu ý là không nên sử dụng quá nhiều. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn chăm sóc cho gia đình mình một cách tốt nhất.
Tuệ Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.