Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Củ sen có tác dụng gì? Những người không nên ăn củ sen

Ngày 29/06/2023
Kích thước chữ

Củ sen tuy tốt cho sức khỏe nhưng cũng có những người được khuyến cáo không nên ăn loại củ này. Nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ nội dung những người không nên ăn củ sen. Cùng tìm hiểu nhé!

Củ sen có tác dụng bổ máu, thanh nhiệt, chữa cảm sốt rất tốt. Vị ngọt, tính bình, thích hợp cho người bị sốt, ho ra máu. Vì vậy, củ sen được nhiều gia đình ưa chuộng dùng làm thực phẩm hàng ngày. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng củ sen. Vậy củ sen có tác dụng gì? Những người không nên ăn củ sen gồm những ai, hãy cùng theo dõi bài viết sau.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong củ sen

Củ sen hay còn được gọi là liên ngẫu là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đặc biệt là chị em phụ nữ.

Đông y cho rằng củ sen vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ, bổ phế, cầm máu, bổ dương, an thần. Ngoài ra củ sen còn là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Củ sen chứa 70% tinh bột và nhiều chất khác nhau như asparagin, arginine, trigonelin, tyrosine, glucose, vitamin A, B, C, PP và một lượng nhỏ axit amin.

Ngoài tác dụng dưỡng da, bổ phế, bổ máu nó còn giúp tăng cường sinh lực. Rất tốt cho người bị huyết hư, thiếu máu, suy nhược, ho lâu ngày, da mặt khô sạm, cơ thể gầy gò, bồn chồn, ngủ không ngon, kinh nguyệt không đều, phụ nữ mang thai thể trạng yếu.

Củ sen có vị bùi, giòn, có thể ăn sống hoặc nấu chín tùy khẩu vị mỗi người. Từ xào, rán cho đến hầm, củ sen đều mang đến cho bạn những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Củ sen có tác dụng gì? Những người không nên ăn củ sen 1
Củ sen chứa hàm lượng dinh dưỡng cao

Củ sen có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Hầu hết các bộ phận của hoa sen đều có thể ăn được. Những bộ phận này chứa nhiều chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe. Trong Đông y, củ sen còn được coi là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Củ sen chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng rất có lợi khác. Một số tác dụng của củ sen đối với sức khỏe:

Giúp lưu thông máu

Một trong những lợi ích sức khỏe đáng chú ý nhất của củ sen là thúc đẩy lưu thông máu và giúp tăng cường oxy hóa các cơ quan. Ngoài ra, chức năng của các cơ quan nội tạng cũng được cải thiện, nhiều năng lượng hơn.

Các khoáng chất đồng và sắt trong củ sen sẽ hỗ trợ quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Thường xuyên ăn củ sen giúp cơ thể giảm nguy cơ thiếu máu, tăng cường lưu lượng máu.

Củ sen có tác dụng gì? Những người không nên ăn củ sen 2
Củ sen giúp thúc đẩy lưu thông máu hiệu quả

Cân bằng huyết áp

Củ sen chứa nhiều kali có thể giúp cân bằng chất điện giải. Đồng thời, chúng cũng có công dụng ngăn ngừa những tác động xấu của natri ở trong máu.

Kali hoạt động giống như hoạt chất giãn mạch, giúp các mạch máu thư giãn hơn từ đó giúp giảm căng thẳng cho tim. Nhìn chung, kali đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thần kinh, tạo điều kiện cho máu và chất lỏng lưu thông lên não.

Hạn chế táo bón

Các chất dinh dưỡng trong củ sen cũng có tác dụng giảm táo bón rất hiệu quả. Củ sen chứa nhiều chất xơ sẽ làm tăng khối lượng phân, giúp đi tiêu dễ dàng hơn. Do đó, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể qua đường tiêu hóa và quá trình tiết dịch vị tăng lên. Đồng thời, lượng chất xơ này còn kích thích nhu động của cơ ruột giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Chất chống oxy hóa

Khoảng 100 gam củ sen chứa khoảng 73% lượng vitamin C cơ thể con người cần hàng ngày. Vitamin C về bản chất là một chất chống oxy hóa và rất quan trọng đối với quá trình sản xuất collagen. Đồng thời, vitamin C còn giúp duy trì sức mạnh và đảm bảo sự toàn vẹn của các cơ quan, mạch máu và làn da.

Hàm lượng vitamin C trong củ sen cũng thúc đẩy tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, vitamin C còn giúp loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể, từ đó giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh tim hay ung thư.

Giảm tỷ lệ mắc bệnh tim

Như đã đề cập trước đó, củ sen chứa nhiều kali - chất làm giãn mạch. Đồng thời, chất xơ có nhiều trong củ sen còn có khả năng loại bỏ cholesterol. Chất pyridoxine trong củ sen cũng giúp cơ thể kiểm soát homocysteine ​​trong máu - nguyên nhân gây bệnh tim.

Củ sen có tác dụng gì? Những người không nên ăn củ sen 3
Ăn củ sen giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Kiểm soát cân nặng

Củ sen cũng có công dụng đặc biệt trong việc kiểm soát cân nặng do hàm lượng calo thấp, lượng chất xơ và chất dinh dưỡng cao. Chúng sẽ cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết và tạo cảm giác no lâu. Từ đó, cơ thể sẽ hạn chế ăn uống và kiểm soát cân nặng, từ đó hạn chế tình trạng béo phì.

Những người không nên ăn củ sen

Tuy củ sen đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng không phải ai cũng có thể ăn chúng. Dưới đây là những người không nên ăn củ sen:

Bệnh nhân tiểu đường

Vì củ sen rất giàu tinh bột nên ăn nhiều có thể làm tăng hàm lượng insulin. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn nhiều củ sen.

Người có vấn đề về dạ dày

Những người bị viêm loét đại tràng, kích thích đại tràng không nên tránh ăn củ sen vì dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Ăn củ sen sống dễ nhiễm ký sinh trùng

Củ sen chứa nhiều loại chất dinh dưỡng nhưng nếu ăn sống củ sen rất dễ bị nhiễm bệnh trùng. Do củ sen là cây thủy sinh, sống trong môi trường nước dễ bị ô nhiễm nên thường bị dính ấu trùng. Những ấu trùng này rất khó bị rửa sạch hoàn toàn trong quá trình chế biến.

Triệu chứng của bệnh trùng lát gừng là đau vùng thượng vị, ăn không tiêu, phân lỏng, nhiều, mùi hôi, thiếu máu, mệt mỏi, sưng phù. Vì vậy, ăn củ sen sống có thể bị nhiễm ký sinh trùng nên phải nấu chín trước khi ăn.

Củ sen có tác dụng gì? Những người không nên ăn củ sen 4

Trên đây là những chia sẻ về củ sen có tác dụng gì và những người không nên ăn củ sen. Với tính lành và những lợi ích đặc biệt cho sức khỏe, củ sen chắc chắn sẽ trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Chúc bạn sức khỏe!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin