Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rất nhiều người lo lắng vì gặp tình trạng da bị nổi sần như da gà mà không biết nguyên nhân tại sao. Các chuyên gia cho biết triệu chứng này có thể cảnh báo bạn đang mắc bệnh lý Keratosis pilaris. Khi bị bệnh các vùng da sần sùi sẽ xuất hiện ở các khu vực như cánh tay, đùi và mông. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
Da bị nổi sần như da gà và ngứa không phải là một hiện tượng hiếm gặp, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh da liễu, đặc biệt nhất là bệnh Keratosis Pilaris. Bệnh không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tuy nhiên nó có thể tác động đến vẻ ngoài của người mắc bệnh. Nếu bạn phát hiện có triệu chứng của bệnh lý này, việc tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và nhận phác đồ điều trị phù hợp.
Tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa là một trong những biểu hiện đặc trưng của tình trạng da liễu bệnh dày sừng nang lông, được biết đến với tên khoa học là Keratosis Pilaris. Đây là một vấn đề da liễu phổ biến và không gây hại đến sức khỏe của người mắc phải.
Người mắc bệnh dày sừng nang lông thường trải qua tình trạng da khô và xuất hiện mảng da khô kèm theo các đốm sần nhỏ, thường xuất hiện ở cánh tay, đùi, má hoặc mông. Những mảng da sần sùi này có vẻ giống như da gà nên còn được gọi là bệnh da gà. Tình trạng này xuất hiện do lớp da chết tạo thành một lớp bảo vệ, đóng kín nang lông. Da bị nổi sần như da gà và ngứa có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa đông hoặc trong thời kỳ mang thai, xuất hiện nốt sần nhiều hơn, thâm sâu hơn và có cảm giác ngứa.
Mặc dù bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh da gà nhưng nó phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh thường bắt đầu ở giai đoạn cuối thai kỳ hoặc trong thời kỳ thanh thiếu niên.
Hiện tại thì chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn hiệu quả cho bệnh lý này. Hướng xử lý thường tập trung vào việc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, giúp người mắc cảm thấy thoải mái hơn và làm cho bề mặt da phục hồi tốt hơn. Đa số trường hợp dày sừng nang lông sẽ tự giảm đi khi người mắc bước qua độ tuổi 30.
Bệnh da gà thường xuất hiện khi có sự tích tụ quá mức của keratin trong nang lông, gây tắc nghẽn và tạo nên lớp da sần sùi và gồ ghề không thoải mái trên bề mặt da.
Nguyên nhân của sự tích tụ keratin vẫn còn là một điều chưa được xác định rõ. Điều này có thể liên quan đến một loại bệnh lý có đặc điểm di truyền hoặc là bệnh viêm da dị ứng. Đối với những người có làn da càng khô, tình trạng da bị nổi sần giống như da gà và ngứa càng trở nên nặng nề và dễ nhận biết.
Mặc dù nguyên nhân khiến da bị nổi sần như da gà và ngứa vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng nhưng một số trường hợp có xu hướng có tỷ lệ mắc bệnh dày sừng nang lông cao hơn so với trường hợp bình thường. Điều này thường xuyên xuất hiện ở những người có làn da khô và chàm da, những người thường xuyên gặp tình trạng sốt nóng khi thời tiết nóng bức, nữ giới (với tỷ lệ cao hơn so với nam giới), những người thừa cân hoặc béo phì, cũng như ở những đối tượng như trẻ em và thanh thiếu niên. Người da trắng cũng có nguy cơ cao hơn về mặc bệnh này.
Triệu chứng da bị nổi sần như da gà và ngứa có thể phát hiện ở mọi độ tuổi (thường gặp hơn ở trẻ em) với các dấu hiệu dễ nhận biết như sau:
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị nào mang tính triệt để đối với bệnh dày sừng nang lông. Thường thì bệnh lý này sẽ tự giảm đi theo thời gian. Các biện pháp điều trị thường được áp dụng nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và duy trì hiệu quả trong vài tháng, trong đó có:
Để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình điều trị tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa thì việc chăm sóc da hàng ngày cần tuân theo một số nguyên tắc nhất định, bao gồm:
Tình trạng da bị nổi sần như da gà và ngứa không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, tuy nhiên nó có ảnh hưởng đáng kể đến khía cạnh thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người mắc bệnh. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh dày sừng nang lông, các bạn nên đến các cơ sở y tế đáng tin cậy thăm khám sớm để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.