Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đặc điểm của các đốt sống ngực và chức năng

Ngày 26/11/2023
Kích thước chữ

Cấu tạo và đặc điểm của các đốt sống ngực như thế nào? Chức năng chính của đốt sống ngực là gì? Để tìm hiểu rõ hơn về phần đốt sống ngực này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Theo giải phẫu, cơ thể con người có 12 đốt sống ngực. Những đốt sống này nối giữa đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng. Đồng nghĩa rằng, càng hướng về đốt sống thắt lưng thì kích thước các đốt sống ngực càng lớn hơn. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về chức năng và đặc điểm của các đốt sống ngực nhé!

Cấu tạo và đặc điểm của các đốt sống ngực

Cơ thể người có tổng cộng 12 đốt sống ngực, có vị trí nằm giữa đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng. Chúng có kích thước phát triển lớn dần về phía đốt sống thắt lưng và những đốt sống ở dưới sẽ lớn hơn so với những đốt sống ở trên. Các đốt sống ngực được phân biệt qua sự xuất hiện của đường viền khớp xương và các mấu ngang. Đặc biệt, chúng có các hố sườn ở mặt bên thân đốt sống, giúp liên kết với xương sườn để tạo thành lồng ngực.

Đặc điểm của các đốt sống ngực và chức năng 1
Cơ thể người bình thường có tổng cộng 12 đốt sống ngực

Theo quy ước, các đốt sống ngực được đánh số từ T1 đến T12. Trong đó, đốt sống ngực T1 nằm gần hộp sọ nhất và các đốt sống tiếp theo xuống dần về phía thắt lưng. Đặc điểm của các đốt sống ngực có tính đặc trưng với hai hố khớp xuất hiện ở mỗi bên thân đốt sống cổ, được gọi là hố sườn trên và hố sườn dưới.

Về đặc điểm cấu trúc, các đốt sống ngực có phần thân dày hơn so với các đốt sống cổ, khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên. Phần mỏm gai dài và chúc xuống dưới. Mỏm ngang có một diện khớp đặc biệt được gọi là hố sườn ngang để liên kết với củ xương sườn. Mỏm khớp có các diện khớp đứng ngang nhìn ra phía trước hoặc phía sau và các lỗ đốt sống có hình dạng tương đối tròn.

Đặc điểm riêng của một số đốt sống ngực

  • Đốt sống ngực 1 (T1): Đây là đốt sống chuyển tiếp từ đoạn cổ sang ngực. Vì vậy, đốt sống ngực T1 có đặc điểm khá tương đồng với đốt cổ số 7. Ngoài ra, đốt sống này cũng có một số đặc điểm riêng biệt như hố sườn trên là hố trọn vẹn để khớp mỏm xương sườn 1. Trong đó, hố sườn dưới chỉ có một nửa để khớp với chỏm xương sườn 2.
  • Đốt sống ngực 10 (T10): Đặc điểm của đốt sống ngực T10 là có toàn bộ mặt khớp ở hai bên với một phần được đặt trên bề mặt của cuống. Đồng thời, đốt sống này cũng không có bất kỳ loại mặt nào ở bên dưới đốt sườn do phần đầu của các đốt sườn sau chỉ có một mặt.
  • Đốt sống ngực 11 và 12 (T11 và T12): Đặc điểm của các đốt sống ngực này có độ cao tương tự nhau và chỉ có một hố sườn để khớp với toàn bộ các xương sườn. Đồng thời, các mỏm ngang cũng không có hố sườn ngang.

Chức năng của các đốt sống ngực

Các đốt sống ngực đóng vai trò quan trọng trong đối với cột sống. Chúng đảm nhận nhiều chức năng quan trọng để duy trì sự ổn định, linh hoạt và bảo vệ cho cơ thể. Dưới đây là một số chức năng quan trọng của các đốt sống ngực:

Nâng đỡ lưng và duy trì hình dáng tự nhiên

Đặc điểm của các đốt sống ngực là có sự liên kết chặt chẽ và chắc chắn để nâng đỡ phần lưng cũng như duy trì sự ổn định của cột sống và hình dáng tự nhiên của lưng. Ngoài ra, cột sống ngực cũng góp phần giúp cột sống thắt lưng phân bố trọng lượng của phần trên và chuyển tải các hoạt động xuống chân.

Đặc điểm của các đốt sống ngực và chức năng 2
Các đốt sống ngực có chức năng nâng đỡ lưng và duy trì hình dáng tự nhiên

Đảm bảo các chuyển động linh hoạt của cơ thể

Các đốt sống ngực có độ đàn hồi cao, khi liên kết với dây chằng, đĩa đệm và các cơ sẽ giúp đảm bảo sự linh hoạt của các hoạt động ở phần lưng. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan khác trên cơ thể để thực hiện nhiều chuyển động khác nhau như xoay phải, xoay trái, gập người, uốn cong hoặc xoắn.

Bảo vệ các cơ quan nội tạng

Các đốt sống ngực khi liên kết với xương sườn sẽ tạo ra một cái lồng bao quanh các cơ quan dễ bị tổn thương ở lồng ngực như phổi, tim,... Tuy nhiên, chính các đặc điểm cấu tạo này và sự liên kết chung cũng sẽ làm hạn chế khả năng di chuyển của các đốt sống ngực.

Bảo vệ tủy sống và dây thần kinh

Lỗ đốt sống của các đốt sống ngực khi liên kết với nhau sẽ tạo thành ống sống trong khu vực ngực. Các lỗi đốt sống này không chỉ giúp bảo vệ tủy sống mà còn cho phép dây thần kinh và tủy sống đi qua một cách an toàn.

Những vấn đề liên quan đến đốt sống ngực

Các đốt sống ngực thường rất dễ bị căng thẳng do cột sống ngực không có quá nhiều chuyển động. Đồng thời, việc phải liên tục thực hiện các hoạt động hàng ngày như đứng, ngồi, khom lưng để mang vác các vật nặng,… cũng khiến cột sống ngực dễ bị tổn thương và thoái hóa cột sống. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp có liên quan đến đặc điểm của các đốt sống ngực như:

Đau lưng trên

Đau lưng trên là một vấn đề phổ biến liên quan đến các đốt sống ngực. Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Có thể do ngồi nhiều, làm việc hoặc sinh hoạt sai tư thế trong thời gian dài. Điều này sẽ khiến cột sống ngực phải chịu nhiều áp lực dẫn đến nhức mỏi, tổn thương các dây chằng liên kết gai.

Đặc điểm của các đốt sống ngực và chức năng 3
Đau lưng trên là một vấn đề thường gặp liên quan đến các đốt sống ngực

Triệu chứng thường bao gồm đau và căng trên khu vực lưng ngực, có thể lan ra các vùng khác như vai, cổ, hoặc thậm chí là xuống tay. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được khắc phục kịp thời.

Thoái hóa đốt sống ngực

Thoái hóa đốt sống ngực là tình trạng các đốt sống, đĩa đệm, dây chằng và rễ dây thần kinh ở ngực bị hao mòn, tổn thương. Điều này thường xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên, khiến các đĩa đệm giữa các đốt sống mất đi tính đàn hồi.

Triệu chứng điển hình là cơn đau nhức dữ dội ở vùng ngực trên, đặc biệt khi thực hiện các chuyển động. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị tê bì và rối loạn cảm giác do gai xương chèn ép dây thần kinh. Việc thăm khám và điều trị sớm sẽ giúp khắc phục đáng kể các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống ngực.

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực xảy ra do các nhân nhầy thoát ra khỏi vòng sợi và chèn ép lên dây thần kinh. Điều này khiến các mô mềm xung quanh bị tổn thương và gây ra cảm giác đau nhức nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ chấn thương do tai nạn hoặc đĩa đệm vùng cột sống ngực bị bao xơ rách khiến các nhân nhầy thoát ra ngoài.

Đặc điểm của các đốt sống ngực và chức năng 4
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ngực xảy ra do các nhân nhầy thoát ra khỏi vòng sợi

Triệu chứng thường gặp là đau nhiều ở vùng cổ gáy, vùng lưng trên, vùng cột sống giữa hai bên bả vai, tê bì ở tay và yếu liệt ở vùng thân mình gây khó khăn trong việc đi lại. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng của người bệnh sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của các đốt sống ngực cũng như chức năng của nó đối với cột sống và cơ thể. Từ đó có thể chủ động phòng ngừa các vấn đề liên quan đến đốt sống ngực và bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.

Xem thêm:

Thoái hóa cột sống ngực có nguy hiểm không?

Tìm hiểu về đặc điểm của các đốt sống thắt lưng

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin