Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hãy cẩn trọng nếu bạn thường xuyên bị đau đầu khi nằm xuống; trong khi lúc đứng hoặc ngồi thì không sao hoặc bạn bị đau đầu và cơn đau nặng hơn khi nằm xuống. Đây có thể là dấu hiệu của cơn đau đầu ác tính, cảnh báo một số bệnh nguy hiểm.
Các cơn đau đầu lành tính (chiếm khoảng 95 - 98% các trường hợp bệnh đau đầu) thường có đặc điểm chung là sẽ thuyên giảm khi người bệnh nằm xuống nghỉ ngơi và tĩnh tâm, hoặc chí ít là khi nằm thì cơn đau cũng không tăng nặng thêm. Vậy nên, triệu chứng đau đầu khi nằm xuống khá hiếm gặp và nguy cơ cao đây là dấu hiệu của cơn đau đầu ác tính (chiếm khoảng 2 - 5% các trường hợp bệnh đau đầu).
Đau đầu khi nằm xuống đôi khi là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng này cũng chỉ xuất phát từ một lý do khá “thường tình” đó là: Ngủ nhiều, nằm nhiều quá nên bị đau đầu. Một vài căn bệnh nguy hiểm mà người bệnh đã được ghi nhận là có triệu chứng bị nhức đầu khi nằm xuống đó là:
Cơn đau đầu do bệnh lý này sẽ xuất hiện một cách từ từ ở một vị trí nhất định trong não và ngày càng tăng cường độ đau lên. Bệnh nhân thường đau nhiều hơn về đêm và khi nằm xuống. Bên cạnh dấu hiệu nằm xuống đau đầu, căn bệnh này có thể đi kèm các triệu chứng: Tê yếu một bên chân tay, cấm khẩu hoặc khó nói chuyện, méo miệng, mất thăng bằng đi lại loạng choạng, buồn nôn và nôn, co giật cục bộ hoặc động kinh, rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần…
Ngoài dấu hiệu đau đầu khi nằm xuống, các bệnh lý này thường đi kèm các triệu chứng của nhiễm khuẩn nhiễm độc như: sốt cao dài ngày không đáp ứng thuốc hạ sốt, nôn, động kinh, rối loạn ý thức, rối loạn tâm thần. Cơn đau đầu thường có tính chất lan tỏa, ban đầu âm ỉ - sau càng dữ dội khiến người bệnh vật vã, kích thích.
Cơn đau đến đột ngột, rất dữ dội và kéo dài từ 2 - 3 tuần, và đi kèm với một số triệu chứng như: nôn hoặc buồn nôn, cấm khẩu hoặc khó nói chuyện, méo miệng, liệt một nửa người, rối loạn ý thức, đại tiểu tiện rối loạn. Triệu chứng nằm xuống bị đau đầu ở bệnh này thì một số người có, một số người không.
Các cục máu đông bên trong tĩnh mạch sâu có thể gây ra cơn đau đầu khi nằm xuống, tập trung ở vùng đỉnh đầu và nửa sau đầu. Cơn đau xuất hiện một cách từ từ và tăng dần đến mức dữ dội cảm giác như nứt vỡ đầu, đau nhiều hơn khi về đêm. Một số triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo: tê yếu tay chân, buồn nôn, co giật, động kinh…
Thường xảy ra sau khi bị chấn thương vùng sọ não đến mức bất tỉnh (hoặc chỉ một va đập nhẹ và không bất tỉnh ở người già) gây tụ máu dưới màng cứng của não. Cơn đau xuất hiện sau khoảng vài ngày - vài tuần kể từ khi va đập, đau âm ỉ liên tục ở khắp vùng đầu và ngày càng tăng dần, nằm xuống nhức đầu nặng hơn. Khi tình trạng diễn tiến thành xuất huyết não nặng thì người bệnh sẽ buồn nôn và nôn, liệt bán thân, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn ý thức.
Đau đầu là một trong những triệu chứng báo hiệu cơ thể đang gặp vấn đề. Theo khảo sát, cứ 10 người thì có 1 người bị cơn đau đầu hành hạ. Một vài người chỉ bị đau một bên đầu hoặc vùng thái dương, một số khác bị đau khắp đầu, kèm theo triệu chứng buồn nôn. Các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc kéo dài nhiều ngày.
Có hơn 150 loại đau đầu nhưng 5 loại phổ biến nhất bao gồm:
Nguyên nhân gây đau đầu được chia ra làm 2 loại là do bệnh lý và không do bệnh lý.
Nhóm bệnh lý không gây nguy hiểm
Nhóm bệnh lý gây nguy hiểm
Nhức đầu uống thuốc gì để cơn đau được thuyên giảm? Đây là câu hỏi mà nhiều người muốn sử dụng điều trị tại nhà với các loại thuốc nhức đầu không kê đơn của bác sĩ. Thuốc nhức đầu hay đau đầu không kê đơn ít tác dụng phụ, có thể tìm mua tại nhà thuốc gần nhà mà không cần bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, nhóm thuốc hay dùng cho cơn đau ở mức độ nhẹ đến vừa.
Nói tóm lại, đau đầu khi nằm xuống là một dấu hiệu không thể xem nhẹ, nhất là nếu cơn đau dữ dội đi kèm với một số hiện tượng như sốt cao dài ngày, nôn hoặc buồn nôn, chóng mặt quay cuồng, mờ mắt, co giật… bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ khám lâm sàng và chỉ định làm một số xét nghiệm như chụp cộng hưởng từ, chụp CT cắt lớp để đưa ra kết luận chính xác và phương án điều trị hiệu quả.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.