Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thói quen tập thể dục tưởng chừng như lành mạnh và mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe nhưng thực sự có thể đang làm cơ thể có nguy cơ bị tổn thương. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng của việc tập thể dục quá mức nhé!
Tập thể dục thể thao luôn là một trong những phương pháp rèn luyện sức khỏe, tuy nhiên, việc vận động quá sức có thể phản tác dụng, khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm. Vậy làm sao để nhận biết những dấu hiệu cảnh báo bạn đang tập thể dục quá mức? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé!
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và loại hình tập luyện cá nhân mà việc vận động và tập thể dục quá mức sẽ có những sự khác nhau nhất định. Nhìn chung, người trưởng thành nên dành khoảng 5 giờ/tuần cho việc tập luyện ở mức độ trung bình và khoảng 2,5 giờ ở mức độ cao. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên từ 6 đến 17 tuổi nên tập ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần kéo dài khoảng 60 phút.
Vì vậy, việc tập luyện nhiều hơn mức trung bình được coi là đang vận động quá sức. Nhưng như đã đề cập, định nghĩa này có thể phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người. Để xác định được liệu bạn có đang tập thể dục quá mức hay không, bạn có thể quan sát các dấu hiệu sau:
Dưới đây là một số hệ lụy của việc vận động và tập thể dục quá mức mà bạn có thể tham khảo như:
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, việc tập luyện các môn thể thao đòi hỏi có sức bền thường xuyên có thể gây "ngộ độc tim" và tác động lâu dài đến cấu trúc cơ tim.
Điều này sẽ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhịp tim bất thường (arrhythmia) và làm tăng nguy cơ đột quỵ do trụy tim. Một nghiên cứu công bố năm 2013 của Tạp chí Tim mạch châu Âu cho thấy việc tập thể dục quá sức có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tim mạch, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình về nhịp tim bất thường.
Khi tập thể dục quá mức cơ thể bị áp lực về mặt thể chất, cortisol sẽ được tiết ra tại tuyến thượng thận. Loại hormone này có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, làm giảm khả năng đối phó với vi khuẩn và virus. Bởi hormone này sẽ kích thích sản sinh glucose mới (gluconeogenesis) tại gan. Đồng thời hỗ trợ quá trình phân giải protein trong cơ diễn ra hiệu quả hơn.
Về nguyên tắc, điều này hoàn toàn tốt nhưng mới đây, nhà khoa học đã chứng minh những bất lợi mà cortisol mang lại thậm chí còn nhiều hơn những lợi ích của nó mang lại. Cortisol sẽ gây ức chế hệ miễn dịch giúp làm giảm tình trạng sưng tấy nhưng lại khiến người có lượng cortisol cao phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh.
Việc vận động quá mức có thể làm suy yếu sức khỏe xương khớp. Mức cao cortisol ảnh hưởng xấu đến sự tái tạo mô xương, gây nguy cơ đau ốm cao và rủi ro gãy xương tăng lên. Khi hormone cortisol xuất hiện trong máu, các mô xương bị phân hủy sẽ nhiều hơn mô xương được tích lũy. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ rạn/nứt xương và dẫn đến các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, loãng xương. Đây sẽ là nỗi ám ảnh đối với người tập thể thao quá mức khi về già.
Theo nghiên cứu, người vận động quá mức thường có chỉ số sinh hóa tương tự như người mắc trầm cảm mãn tính. Người bị trầm cảm và người vận động quá mức đều có sự thay đổi trong quá trình tiết serotonin, dẫn đến các triệu chứng như cáu gắt, mất ngủ và động lực kém. Nguy cơ mắc trầm cảm ở người tập luyện quá sức cũng tăng lên.
Như vậy, việc vận động quá mức không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất mà còn đến sức khỏe tinh thần. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng trên, cần dừng tập luyện để cơ thể phục hồi và lập kế hoạch tập luyện hợp lý nhằm tận dụng lợi ích của việc vận động.
Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những dấu hiệu nhận biết việc tập thể dục quá mức nhé! Để đảm bảo sức khỏe và tránh những tác động tiêu cực của việc vận động quá sức, hãy lắng nghe cơ thể và tạo ra một chế độ tập luyện cân bằng và phù hợp với khả năng và mục tiêu của bạn. Luôn nhớ rằng sự cân nhắc và sự cân bằng là chìa khóa để duy trì một lối sống lành mạnh và tận hưởng lợi ích của việc vận động.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.