Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, tỷ lệ mắc các bệnh lý nội thần kinh ngày càng tăng cao do ảnh hưởng của môi trường sống, áp lực công việc. Khi nào bạn nên đi khám nội thần kinh và khám ở đâu?
Trong xã hội hiện đại, khi mà cuộc sống hối hả và căng thẳng cũng là lúc các vấn đề liên quan đến thần kinh ngày càng trở nên phổ biến hơn. Việc điều chỉnh công việc, áp lực từ cuộc sống hàng ngày, hay thậm chí là các vấn đề về giấc ngủ có thể gây ra những tình trạng đau đầu, mệt mỏi. Vậy khi nào nên đi khám nội thần kinh và khám ở đâu tốt nhất, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
Các rối loạn thần kinh có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng di chuyển và sức khỏe tổng thể của con người. Do đó, việc thăm khám nội tiết thần kinh được khuyến khích khi xuất hiện các dấu hiệu biểu hiện sự thay đổi không bình thường trong hành vi và suy nghĩ như sau:
Quá trình khám nội thần kinh bao gồm một chuỗi các bài kiểm tra nhằm đánh giá các chức năng khác nhau của hệ thần kinh trung ương. Để đưa ra chẩn đoán về các bệnh lý liên quan đến thần kinh, các bác sĩ chuyên khoa thường tiến hành một loạt các bài kiểm tra, bao gồm:
Có nhiều bệnh lý nội thần kinh, tuy nhiên dưới đây hãy tham khảo 4 bệnh lý mà bạn dễ mắc phải nhất:
Tiền đình là một bộ phận của hệ thần kinh nằm ở phía sau của ốc tai, hai bên. Vai trò chính của tiền đình là duy trì cân bằng của cơ thể và hỗ trợ trong việc phối hợp các cử động của mắt, tay, chân và thân.
Rối loạn tiền đình có thể xuất phát từ sự rối loạn hoặc tắc nghẽn của dây thần kinh số 8, tổn thương động mạch não hoặc các khu vực tai trong và não. Dẫn đến tình trạng mất khả năng giữ thăng bằng của tiền đình, khiến cơ thể trở nên loạng choạng, mắt bắt đầu quay cuồng, cảm giác chóng mặt, tiếng ù tai, buồn nôn và các vấn đề khác. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể ảnh hưởng đến thính giác và thị lực của người bệnh.
Rối loạn tiền đình có thể được điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Mục tiêu chính của việc điều trị là xử lý các cơn chóng mặt cấp để ngăn ngừa tai nạn và các biến chứng tiềm ẩn. Bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và khả năng làm việc của người bệnh, vì vậy việc can thiệp kịp thời và chăm sóc đúng cách rất quan trọng.
Triệu chứng đau nửa đầu thường biểu hiện dưới dạng cảm giác đau âm ỉ hoặc nhói dữ dội tập trung ở một bên của đầu. Người bệnh thường trở nên rất nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh và thường kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
Nguyên nhân của đau nửa đầu có thể phát sinh từ sự thay đổi trong hormone, căng thẳng thần kinh, hoặc thay đổi đột ngột trong môi trường. Để xác định nguyên nhân cụ thể, việc trò chuyện với bác sĩ trong buổi khám thần kinh là cần thiết.
Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị đau nửa đầu, nhưng việc sử dụng chúng nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt và duy trì một lối sống lành mạnh cũng có thể hỗ trợ trong việc phòng ngừa và điều trị đau nửa đầu.
Dây thần kinh liên sườn, gồm 12 cặp, bắt nguồn từ tủy sống ngực. Nhánh trước của nó chi phối vùng ngực và bụng, trong khi nhánh sau chi phối vùng lưng. Với vị trí trải rộng và nằm gần bề mặt của thành ngực, dây thần kinh liên sườn dễ bị tổn thương khi có bất kỳ vấn đề nào ở cột sống, tủy sống và xương sườn.
Để xác định các vấn đề liên quan đến đau dây thần kinh liên sườn, cần thực hiện khám thần kinh khi xuất hiện các triệu chứng như: Đau rát, buốt, hoặc đau xung quanh vùng xương sườn, ngực trên, lưng trên, cảm giác bóp nghẹt từ phía trước của ngực đến phía sau, ngứa và cảm giác châm chích.
Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Mặc dù không đe dọa tính mạng, nhưng bệnh thường gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người bệnh trải qua cảm giác mệt mỏi, mất tập trung, giảm trí nhớ, lo âu và căng thẳng.
Ở mức độ nhẹ, điều trị cho rối loạn thần kinh thực vật thường bao gồm các phương pháp tâm lý và việc cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt để khôi phục sự cân bằng.
Khi rối loạn thần kinh thực vật kéo dài, có thể xuất hiện các triệu chứng bổ sung như đổ mồ hôi tay chân, viêm loét dạ dày hoặc tá tràng. Ở giai đoạn này, điều trị trở nên phức tạp hơn. Dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân khi được khám thần kinh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Khi có các triệu chứng liên quan đến bệnh lý thần kinh, bạn nên đến khoa Nội thần kinh tại các bệnh viện uy tín để được chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số địa chỉ khám uy tín bạn có thể tham khảo:
Các bệnh lý nội thần kinh mặc dù dễ gặp phải nhưng hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu bạn được thăm khám kịp thời. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết nhất giúp bạn giảm bớt lo lắng khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường và tìm được địa chỉ khám phù hợp.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.