Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lậu là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và dễ gây tái phát. Nhận biết các dấu hiệu khỏi bệnh lậu có thể giúp bệnh nhân đề xuất với bác sĩ thực hiện sớm các xét nghiệm kiểm tra.
Trong quá trình điều trị bệnh lậu bệnh nhân đừng tự ti hoặc e ngại. Việc chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp bạn sớm khỏi bệnh và ngăn ngừa sự lây truyền của bệnh lậu cho người khác. Vậy dấu hiệu khỏi bệnh lậu là gì? Khi nào thì biết đã khỏi bệnh lậu?
Bệnh lậu là một bệnh lây nhiễm rất phổ biến thông qua quan hệ tình dục và được gây ra bởi một loại vi khuẩn được biết đến với tên gọi Neisseria gonorrhoeae hoặc gonococcus. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện ở nhiều vùng của cơ thể như âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn, và đặc biệt thường gây nhiễm trùng ở đường niệu đạo nam giới.
Bệnh lậu có thể xảy ra ở mọi người và mọi lứa tuổi, nhưng nó thường phổ biến nhất ở nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 24.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh lậu là vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Loại vi khuẩn này thường tồn tại ở các vùng niêm mạc ẩm ướt của cơ thể, nơi mà nó dễ dàng bị tổn thương như dương vật, hậu môn, miệng...
Hơn nữa, vi khuẩn này có khả năng sống sót trong môi trường bên ngoài trong vài phút, vì vậy nguyên nhân gây bệnh lậu có thể xuất phát từ sự tiếp xúc gián tiếp thông qua các dụng cụ và vật phẩm chung, như khăn mặt, bàn chải đánh răng, vết thương hở, hoặc thậm chí qua chuyển truyền từ mẹ sang con.
Triệu chứng của bệnh lậu có thể khác nhau giữa nam và nữ và thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm khác. Tuy nhiên, dưới đây là một số triệu chứng của bệnh lậu ở giai đoạn đầu:
Triệu chứng ở nam giới mắc bệnh lậu:
Triệu chứng ở nữ giới mắc bệnh lậu:
Hầu hết nữ giới khi mắc bệnh lậu đều không có triệu chứng rõ ràng. Nếu có triệu chứng, chúng thường rất nhẹ và dễ nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng khác như nhiễm trùng âm đạo hoặc bàng quang. Một số triệu chứng của bệnh lậu ở nữ giới khi đã chuyển qua giai đoạn nặng bao gồm:
Ngoài ra, còn có một số triệu chứng chung có thể xuất hiện ở cả nam và nữ khi mắc bệnh lậu, bao gồm:
Để nhận biết dấu hiệu khỏi bệnh lậu và đảm bảo rằng bạn đã chữa trị bệnh hoàn toàn, bạn có thể dựa vào những biểu hiện sau, dựa trên kinh nghiệm điều trị thành công của nhiều bệnh nhân do các chuyên gia và bác sĩ chuyên môn:
Những dấu hiệu khỏi bệnh lậu thường thấy từ phía người bệnh:
Không còn triệu chứng tiểu tiện khó khăn: Khả năng tiểu tiện trở nên bình thường, không còn tiểu nhiều lần tiểu rắt tiểu khó hoặc đau rát khi đi tiểu hoặc đại tiện.
Ở nam giới: Niệu đạo không còn chảy mủ, dương vật không còn sưng tấy, không còn đau buốt dương vật. Dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết bệnh lậu đã chữa khỏi hoàn toàn ở nam giới là dương vật không còn chảy mủ.
Ở nữ giới: Không còn tiết nhiều khí hư có mùi hôi hoặc không còn cảm giác đau rát.
Ngứa nhẹ: Khi cơ thể sắp hết vi khuẩn, có thể xuất hiện ngứa nhẹ dọc theo niệu đạo hoặc ở vùng kín ở nữ giới. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy da đang hồi phục.
Cơ thể khỏe mạnh hơn: Cơ thể không còn đau nhức, mệt mỏi, và bạn cảm thấy khá hơn.
Tuy nhiên, để đảm bảo rằng bệnh lậu đã được chữa trị hoàn toàn, bạn nên đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm lại và xác nhận xem có kết quả âm tính với bệnh lậu hay không. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn đã khỏi bệnh lậu hoàn toàn và không còn có nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Để nhận biết dấu hiệu khỏi bệnh lậu và xác định xem bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn hay chưa, việc thực hiện các xét nghiệm bệnh lậu là cách hiệu quả và chính xác nhất. Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm bệnh lậu phổ biến:
Xét nghiệm nhuộm soi:
Đây là một phương pháp phổ biến để xác định sự có mặt của vi khuẩn lậu trong mẫu bệnh phẩm. Cách thực hiện bao gồm:
Phương pháp này nhanh chóng và dễ thực hiện tại hầu hết các phòng khám vừa và nhỏ, nhưng có hạn chế đối với phụ nữ vì dịch âm đạo thường chứa nhiều tạp khuẩn, có thể gây hiện tượng giả âm tính.
Xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction):
Đây là phương pháp hiện đại và chính xác nhất để xác định bệnh lậu. Quy trình như sau:
Phương pháp PCR này đòi hỏi trang thiết bị hiện đại và sự kỹ thuật cao của nhân viên xét nghiệm, nhưng mang lại kết quả rất chính xác, với độ tin cậy lên đến 98%. Tuy nhiên, nó có chi phí thực hiện cao hơn và không phải lúc nào cũng có sẵn.
Phương pháp nuôi cấy vi khuẩn:
Cách thực hiện bao gồm:
Phương pháp này mất thời gian hơn do việc nuôi cấy mẫu và đọc kết quả, nhưng thường được sử dụng trong các trường hợp bệnh kháng thuốc hoặc tái phát.
Nếu kết quả cuối cùng của bất kỳ phương pháp xét nghiệm nào là âm tính, đó là dấu hiệu khỏi bệnh lậu hoàn toàn. Ngược lại, nếu kết quả là dương tính, vi khuẩn gây bệnh vẫn còn tồn tại, và bạn cần tiếp tục điều trị. Bạn nên tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ và thực hiện các cuộc kiểm tra định kỳ để đảm bảo không có tái phát bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.