Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vảy nến thể mảng có lây không? Có nguy hiểm không?

Ngày 30/06/2023
Kích thước chữ

Bệnh vảy nến thể mảng thường gây tổn thương đến bề mặt da, trong đó có ảnh hưởng đến móng và khớp. Hiện tại không có phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh vảy nến dứt điểm hoàn toàn, chỉ điều trị bao gồm làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

Vảy nến thể mảng là bệnh viêm da dị ứng mạn tính, có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi hoặc theo chu kỳ. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình và sinh hoạt hàng ngày. Do đó người bệnh cần chủ động tìm hiểu về căn bệnh này để kịp thời điều trị và phòng ngừa.

Tìm hiểu chung về bệnh vảy nến thể mảng

Vảy nến thể mảng là gì?

Bệnh vảy nến thể mảng là một dạng của bệnh vảy nến. Khi nhiễm bệnh, trên da sẽ hình thành các vảy màu trắng bạc, bao phủ các mảng da đỏ. Những tổn thương này thường xuất hiện trên da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng với kích thước bằng đồng xu hoặc lớn hơn.

Những tổn thương này là kết quả của sự tăng sinh tế bào thượng bì, tăng giãn phân bào dẫn đến giảm chu kỳ tế bào từ 2 - 4 ngày. Sự phát triển quá mức của lớp sừng dẫn đến da đỏ, viêm và xuất hiện nhiều vảy trắng hơn.

Vảy nến thể mảng có lây không? Có nguy hiểm không? 1
Bệnh vảy nến thể mảng là một dạng của bệnh vảy nến

Biểu hiện của bệnh vảy nến thể mảng

Tổn thương vảy nến thể mảng khá điển hình, có thể nhận biết bằng mắt thường qua các triệu chứng sau:

  • Trên da xuất hiện các mảng đỏ có đường kính từ 5cm trở lên.
  • Tổn thương da giới hạn rõ ràng hơn các dạng bệnh khác.
  • Bề mặt da có vảy dày màu trắng bong ra.
  • Tổn thương da bệnh vảy nến thường nằm ở khuỷu tay, lưng, ngực, xương cùng, chân trước và đầu gối.
  • Tổn thương phát sinh ở ngực có thể lan rộng thành mảng lớn.
  • Có 20 – 40% trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, da đổ mồ hôi.
  • Các triệu chứng có thể giảm hoặc tăng theo từng giai đoạn.

Nguyên nhân gây vảy nến thể mảng

Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh vảy nến thể mảng được di truyền dưới ảnh hưởng của các yếu tố kích hoạt. Các tác động này kích thích gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể số 6, kích hoạt tế bào lympho T dẫn đến những bất thường trong quá trình miễn dịch và tăng sinh tế bào biểu bì.

Tổn thương lâm sàng thực chất là do tăng sản tế bào sừng. Thông thường, một chu kỳ tế bào biểu bì kéo dài từ 20 - 30 ngày nhưng ở những người bị vảy nến thể mảng chỉ kéo dài từ 2 - 4 ngày và để lại hậu quả là da đỏ, viêm nhiễm, đóng vảy trắng. Ngoài ra một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Yếu tố di truyền ở người mang nhiễm sắc thể số 6.
  • Căng thẳng thần kinh tạo điều kiện cho bệnh khởi phát mạnh.
  • Do chấn thương, đè nén, ma sát,… kích thích các gen gây bệnh, chuyển hóa tế bào viêm, làm tăng sinh tế bào sừng.
  • Nhiễm liên cầu khuẩn và virus RNA phiên mã ngược có liên quan đến quá trình phát triển của bệnh vảy nến.
  • Rối loạn chuyển hóa da ở bệnh nhân đã thúc đẩy quá trình tổng hợp ADN lớp đáy, kích thích quá trình giảm phân và tăng sinh tế bào biểu bì.
  • Ngoài ra còn các yếu tố khác như rối loạn chuyển hóa đạm, suy giảm hệ miễn dịch, suy nhược cơ thể,...

Vảy nến thể mảng có lây không? Có nguy hiểm không?

Vảy nến thể mảng không phải là bệnh do vi khuẩn hay virus nên không lây từ người sang người. Các triệu chứng của bệnh là ngứa ngáy, khó chịu nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, không được chủ quan mà hãy tìm cách điều trị trước khi biến chứng xảy ra như:

  • Giảm mức lọc cầu thận, tăng nguy cơ suy thận.
  • Thay đổi nội tiết tố cơ thể.
  • Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, các bệnh tim mạch và đột quỵ.
  • Viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, rối loạn thị giác,…
  • Ức chế về mặt tâm lý khiến người bệnh luôn cảm thấy tự ti, mặc cảm.

Cách điều trị bệnh vảy nến thể mảng

Điều trị bằng thuốc tây

Các biện pháp điều trị giúp cải thiện triệu chứng vảy nến thể mảng, hạn chế biến chứng và tái phát. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bệnh nhân để kê đơn thuốc phù hợp như:

  • Thuốc bôi ngoài da để giảm viêm và làm chậm sự phát triển của tế bào da.
  • Thuốc uống ức chế và tăng hoạt động của hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm chậm sự phát triển của các tế bào da.
  • Thuốc tác động lên hệ thống miễn dịch của cơ thể để giảm viêm và làm cho các tế bào không thể phát triển nặng hơn. Thuốc này chỉ dành cho bệnh vảy nến mảng vừa đến nặng.

Khi dùng thuốc tây chữa bệnh vảy nến, bạn cần chú ý đến liều lượng, sử dụng đúng cách để ngăn ngừa tác dụng phụ nguy hiểm như giãn tĩnh mạch, viêm da, mỏng da,... Thuốc uống có thể ảnh hưởng đến chức năng gan, thận,…

Với liệu pháp ánh sáng có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo để cải thiện các triệu chứng về da. Các liệu pháp hiện đang được sử dụng phổ biến là PUVA, laser, ánh sáng mặt trời tự nhiên. Phương pháp này áp dụng cho tổn thương da kích thước lớn. Hiệu quả tốt nhưng không cao và bệnh có thể tái phát.

Vảy nến thể mảng có lây không? Có nguy hiểm không? 2
Vảy nến thể mảng có thể điều trị bằng thuốc tây theo chi định của bác sĩ

Mẹo chữa vảy nến tại nhà

Mẹo dân gian chữa vảy nến tại nhà hiệu quả ở trường hợp nhẹ. Bệnh nhân có thể tham khảo một số mẹo điều trị dưới đây:

  • Chữa vảy nến bằng lá trầu không: Lá trầu rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi trong 15 phút. Sau đó dùng ngâm rửa vùng da cần điều trị. Có thể dùng bã trầu chà nhẹ lên da để tăng hiệu quả điều trị.
  • Chữa bệnh vảy nến thể mảng bằng nha đam: Lấy gel nha đam, thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương trong vài ngày. Nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.

Lưu ý các phương pháp điều trị tại nhà chỉ áp dụng trong trường hợp nhẹ khi các triệu chứng mới xuất hiện. Tuyệt đối không sử dụng trong trường hợp bệnh nặng, da bị tổn thương rộng, vết thương hở hoặc nhiễm trùng,...

Vảy nến thể mảng có lây không? Có nguy hiểm không? 3
 Nha đam có thể dùng chữa bệnh vảy nến tình trạng nhẹ tại nhà

Trên đây là những thông tin về bệnh vảy nến thể mảng về dấu hiệu và cách điều trị. Vì bệnh có khả năng tái phát nên người bệnh chú ý phương pháp điều trị, kiểm soát các triệu chứng để phòng ngừa và điều trị ngay.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin