Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Táo bón ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh là một trong những hiện tượng “bệnh lý” thường thấy báo hiệu hệ tiêu hóa của bé đang có vấn đề. Điều này khiến nhiều bậc làm cha, làm mẹ lo lắng về tình trạng cơ thể của bé. Vậy chính xác các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón là gì, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé.
Trên thực tế, hiện tượng táo bón ở trẻ sơ sinh diễn ra khá thường xuyên, tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ dần trở nên biếng ăn, chậm lớn. Cha mẹ cần nhận biết ngay những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón sau để tìm ra giải pháp phù hợp cho bé yêu.
Thống kê cho thấy, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đang bú sữa mẹ hoặc sử dụng sữa công thức, tần suất đi ngoài sẽ là 2 - 3 lần trong ngày. Nếu quan sát thấy số lượng đi tiêu ngày càng giảm, 1 - 2 ngày/lần hay cả tuần chỉ đi 2 - 3 lần, thì khả năng cao bé đã bị táo bón.
Đây là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón cơ bản nhất mà các bé thường gặp. Cha mẹ nên lưu ý ngay nếu trẻ nhà mình đang gặp tình trạng này để tìm hướng khắc phục một cách nhanh chóng.
Một biểu hiện khác mà cha mẹ cũng nên chú ý, đó chính là việc trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài. Dễ nhận thấy nhất là bé phải rặn, đỏ mặt, đổ mồ hôi, có bé khóc do đau rát. Việc rặn liên tục để đẩy phân ra ngoài cũng khiến hậu môn của bé bị tổn thương, tiếp tục kéo dài sẽ có xu hướng chuyển hóa thành bệnh trĩ.
Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ nhà mình đi tiêu ra phân có hình dạng viên, kích thước nhỏ như phân dê, rất khô, đặc trưng với màu đen hoặc xám, thì đây cũng có thể coi là một dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón. Đặc biệt, nếu phân có máu, khả năng cao hậu môn của trẻ đã bị tổn thương bởi gặp khó khăn khi đi ngoài.
Bỗng dưng bé trở nên nhạy cảm hơn khi ăn, quấy khóc, cáu gắt, biếng ăn hoặc bỏ ăn, đã có cha mẹ nào gặp tình trạng này chưa? Việc thức ăn của bé chưa được tiêu hóa hết, khiến cho bé khó chịu, cũng có thể là nguyên nhân và biểu hiện táo bón ở trẻ.
Một trong những triệu chứng táo bón mà cha mẹ cần để ý đến đó là tình trạng đầy bụng ở bé. Bụng trẻ sẽ phình to, sờ vào sẽ có cảm giác cứng, bé không tiêu hóa được thức ăn, cũng gặp khó khăn trong việc đại tiện.
Trẻ táo bón có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó có một vài yếu tố chính cha mẹ cần chú ý.
Đa số các bé bú mẹ sẽ ít bị táo bón, do tỉ lệ đạm và các chất béo trong sữa mẹ có sự cân bằng, giúp bé có thể dễ dàng hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có thể cho trẻ nhà mình sử dụng 100% bú mẹ. Phần do sữa không đủ, hay mẹ bị mất sữa… nên nhiều bậc làm cha, làm mẹ sử dụng đồng thời cả sữa công thức cho trẻ.
Một số loại sữa công thức có thành phần dinh dưỡng khó hấp thụ, kích thước phân tử đạm quá lớn cũng khiến trẻ sơ sinh dễ đi ngoài do hệ thống tiêu hóa còn yếu, chưa hoàn thiện và dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng đầy đủ và dễ hấp thụ đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu người mẹ có chế độ ăn uống không hợp lý như ưa ăn đồ cay nóng, ăn ít rau củ quả, sử dụng chất kích thích như rượu, bia... hay ăn thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sữa cho con bú. Chúng chứa những thành phần khó tiêu, khó chuyển hóa, dẫn đến hệ tiêu hóa của trẻ bị kích ứng.
Hiện tượng trẻ sơ sinh lười bú, hoặc bú khá ít sẽ khiến cơ thể của trẻ bị mất nước. Vì điều này đồng nghĩa với việc bé nạp ít năng lượng hơn, đồng thời thiếu nước, rất dễ khiến trẻ bị táo bón. Do đó, cha mẹ cần phải chú ý nếu bé nhà mình có hiện tượng này.
Ngoài những lý do thường gặp trên, dị tật bẩm sinh hoặc những “bệnh lý” mà trẻ vô tình mắc phải từ sớm như phình to đại tràng, suy tuyến giáp bẩm sinh, hay các bệnh khác về dạ dày cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón.
Con có những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón, điều này khiến cha mẹ đứng ngồi không yên, vì nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của con.
Dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ gợi ý cho cha mẹ một số cách khắc phục táo bón cho bé.
Việc cha mẹ đều đặn massage bụng cho bé mỗi ngày, nhất là sau khi ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé yêu được cải thiện rất nhiều.
Phương pháp làm thì vô cùng đơn giản, cha mẹ hãy massage bụng cho trẻ theo chiều kim đồng hồ bằng hai ngón tay trỏ và giữa, mở rộng diện tích massage cho đến khi tay mẹ chạm đến hông bé. Chỉ 10 - 15 phút mỗi ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé được cải thiện đáng kể, cũng dễ dàng kích thích bé đi ngoài hơn.
Đối với những trẻ sử dụng sữa công thức chưa phù hợp, cha mẹ cần phải nghiên cứu kĩ về thành phần dinh dưỡng của sữa, để giúp bé nhà mình dễ dàng hấp thu được các chất dinh dưỡng trong sữa hơn.
Đới với bé bú sữa mẹ, phụ huynh cần chú ý tới chế độ ăn uống hơn sao cho đầy đủ dinh dưỡng nhất. Đặc biệt quan trọng đó chính là chất xơ sẽ giúp bé dễ dàng đi ngoài hơn.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần cho bé uống đủ nước, bú đủ lượng sữa cần thiết, tránh tình trạng cơ thể trẻ bị mất nước sẽ làm trẻ khó đi tiêu.
Trong trường hợp việc táo bón ở trẻ kéo dài đến 2 tuần, bé ói, sốt, phân có lẫn máu, bụng cứng hoặc nứt hậu môn, cha mẹ cần đưa trẻ đến đi khám ngay, không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Mong rằng bài viết mang lại cho cha mẹ những kiến thức bổ ích, sớm có giải pháp để cải thiện tình trạng sức khỏe của bé yêu.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.