Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đau vùng xương chậu sau lưng phản ánh bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Ngày 10/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đau vùng xương chậu sau lưng là tình trạng sức khỏe rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là chấn thương khi vận động, khiêng vác đồ nặng hoặc các vấn đề về sức khỏe, bệnh lý. Vậy bị đau sau lưng gần xương chậu có nguy hiểm không?

Thống kê cho thấy có đến hơn 60% người được hỏi cho biết rằng họ từng bị đau vùng xương chậu sau lưng ít nhất 1 lần trong đời. Vậy hiện tượng này có phải dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm hay không? Bài viết hôm nay với những chia sẻ từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Đau vùng xương chậu sau lưng là gì?

Đau vùng xương chậu sau lưng hay đau xương chậu bên trái, đau vùng xương chậu bên phải được gọi chung là đau vùng xương chậu. Đây là hiện tượng thường gặp, đặc biệt ở người lao động nhiều, liên tục, vận động mạnh, ngồi nhiều, duy trì lâu 1 tư thế,...

Các cơn đau vùng xương chậu sau lưng thường xảy đến bất thường và có thể lan sang thành đau xương chậu bên trái hoặc bên phải, cảm giác hơi gai ở hông khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Những cơn đau này thường xảy đến đột ngột và tạo cảm giác đau nhói như chuột rút, sau đó có thể chuyển thành cảm giác đau âm ỉ, kéo dài và đau theo cơn. 

Đau vùng xương chậu sau lưng phản ánh bệnh gì? Có nguy hiểm không? 1
Đau vùng xương chậu sau lưng có thể lan sang bên phải hoặc trái của xương chậu

Đau vùng xương chậu sau lưng được nhận định là bệnh mạn tính và đôi khi tồn tại rất lâu, thậm chí lên đến 6 tháng. Những cơn đau không cố định ở một vị trí mà đôi khi đau sau lưng, đau vùng xương chậu bên phải hoặc đau bên trái, đôi khi là đau toàn bộ vùng xương chậu. Tình trạng này có thể xuất phát từ các chấn thương tại chỗ hoặc do bệnh lý gây nên.

Nghiên cứu cho thấy, cơn đau vùng xương chậu sau lưng thường thấy nhiều hơn ở nữ giới và có thể xuất hiện theo chu kỳ, đi kèm chu kỳ kinh nguyệt hoặc đau mỗi khi đến thời điểm rụng trứng. Bạn có thể thấy cơn đau tăng dần về mức độ và tần suất, đôi lúc đi kèm sốt, buồn nôn, tiểu ra máu, tiêu chảy, bụng to,...

Nếu đột ngột xuất hiện cơn đau vùng xương chậu sau lưng kèm theo dấu hiệu nghiêm trọng, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp y tế để tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả nhất, không nên kéo dài không điều trị gây hại đến sức khỏe.

Bệnh gì gây đau vùng xương chậu sau lưng?

Đau vùng xương chậu sau lưng bị bệnh gì, cảnh báo bệnh gì là những câu hỏi của đa số người gặp phải tình trạng này. Theo các chuyên gia y tế, việc đau xương chậu sau lưng có liên quan đến các bệnh cụ thể như sau.

Đau vùng xương chậu sau lưng ở nam và nữ:

  • Bệnh lý nhiễm trùng đường tiểu;
  • Các bệnh lây qua đường tình dục;
  • Hội chứng ruột kích thích;
  • Sỏi tiết niệu tạo thành cơn đau vùng xương chậu sau lưng;
  • Rối loạn đường ruột, viêm ruột thừa, viêm đại tràng;
  • Thần kinh cột sống bị chèn ép;
  • Rối loạn vùng chậu;
  • Gãy xương chậu;
  • Cơn đau do tâm lý, căng thẳng, stress, lo lắng,...

Đau vùng xương chậu sau lưng riêng với nữ giới:

  • Tiền kinh nguyệt;
  • Dấu hiệu rụng trứng, đau bụng kinh;
  • Đau vùng xương chậu sau lưng khi đang mang thai;
  • Mang thai ngoài tử cung;
  • Sảy thai;
  • U nang buồng trứng;
  • U xơ tử cung;
  • Lạc nội mạc tử cung;
  • Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,...
Đau vùng xương chậu sau lưng phản ánh bệnh gì? Có nguy hiểm không? 2
Đau xương chậu sau lưng ở nữ giới có thể liên quan đến các bệnh lý tử cung, buồng trứng,...

Nhìn chung, đau vùng xương chậu sau lưng có thể liên quan đến rất nhiều bệnh lý, vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến nặng nên khi nhận thấy dấu hiệu cơn đau kéo dài, tần suất đau ngày một tăng bạn nên đi khám và trình bày triệu chứng với bác sĩ chuyên khoa.

Đau vùng xương chậu sau lưng có nguy hiểm không?

Chia sẻ từ các chuyên gia y tế cho biết, việc đau vùng xương chậu sau lưng có nguy hiểm không, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe như thế nào cần xác định đúng nguyên nhân. Với những trường hợp bệnh lý có triệu chứng đau vùng xương chậu sau lưng, người bệnh cần thăm khám và chữa trị đúng cách, đúng lúc, không để bệnh lâu dài dẫn đến biến chứng nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên nhìn chung, đau vùng xương chậu sau lưng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải, mất tập trung, đặc biệt khi cơn đau xuất hiện đột ngột, kéo dài âm ỉ có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, chất lượng công việc của người bệnh.

Mức độ nguy hiểm khi bị đau lưng vùng xương chậu sau lưng chịu tác động lớn từ nguyên nhân. Nếu bị đau xương chậu sau lưng do tiền kinh nguyệt hoặc khi rụng trứng, đây không phải cơn đau kéo dài và không gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên với trường hợp đau do ung thư cổ tử cung, nhiễm trùng tiết niệu,... nếu không can thiệp sớm rất nguy hiểm.

Tóm lại, khi bị đau vùng xương chậu sau lưng kéo dài trên 2 tuần kèm theo triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới, sốt cao, sụt cân,... bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, xét nghiệm và kiểm tra nguyên nhân gây bệnh.

Cách phòng tránh đau vùng xương chậu sau lưng

Muốn giảm nguy cơ đau vùng xương chậu sau lưng bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây:

  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống stress, thuốc tránh thai,...
  • Nên ổn định nội tiết tố nhằm giảm nguy cơ đau xương chậu sau lưng do lạc nội mạc tử cung và tiền kinh nguyệt.
  • Phụ nữ nên thay đổi lối sống lành mạnh hơn, áp dụng thực đơn ăn uống khoa học, vận động, luyện tập thường xuyên và không nên ngồi quá lâu.
  • Luôn làm ấm cơ thể, ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc dùng túi chườm ấm bụng để giảm cơn đau.
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và chất khoáng cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin D, vitamin E, vitamin C,...
  • Thư giãn tinh thần với phương pháp thiền, yoga,... nhằm giãn cơ xương chậu, hạn chế chuột rút và tăng cường lưu thông máu ở vùng này. 
Đau vùng xương chậu sau lưng phản ánh bệnh gì? Có nguy hiểm không? 3
Thực đơn lành mạnh, giàu vitamin và chất khoáng giúp giảm nguy cơ đau vùng chậu sau lưng

Đau vùng xương chậu sau lưng có thể nguy hiểm hoặc không, tùy và nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố xung quanh. Khi nhận thấy cơn đau tăng dần, lan xuống hông, chân hoặc bụng, giảm cảm giác chân, ê buốt kéo dài,... bạn cần đến bệnh viện để can thiệp điều trị y khoa dựa trên tác nhân gây bệnh và triệu chứng thường gặp, tuyệt đối không nên tự ý uống thuốc giảm đau tại nhà.

Xem thêm:

Bài tập giảm đau xương chậu sau sinh

Bị đau xương chậu nam giới​ là do đâu?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm