Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Dị ứng da sau khi sinh là do đâu? Có chữa được không?

Ngày 11/08/2022
Kích thước chữ

Dị ứng da sau khi sinh là nỗi ám ảnh của chị em. Nó khiến chị em thường xuyên cảm thấy đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Có cách nào chữa trị dứt điểm được căn bệnh này không?

Dị ứng da sau sinh là tình trạng da liễu mà bất cứ bà mẹ bỉm sữa nào cũng có thể gặp phải. Tình trạng này tuy không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, còn khiến chị em cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người. Vậy chị em đã biết rõ nguyên nhân gây bệnh và cách chữa căn bệnh này chưa? 

Dị ứng da sau khi sinh là do đâu? 

Dị ứng sau sinh được hiểu đơn giản là do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với những tác nhân bên ngoài. Từ đó, kích thích cơ thể sản sinh ra chất Histamin làm da bị nổi những nốt mề đay, viêm và sưng lên trầm trọng. 

Bên cạnh việc dị ứng tự động nổi lên do cơ chế cân bằng của cơ thế, chị em cũng có thể gián tiếp làm mất cân bằng hormone, đó là: 

Chế độ ăn nhiều đạm và tinh bột 

Theo quan niệm của người xưa, phụ nữ sau sinh cần bổ sung một lượng lớn đạm và tinh bột để thúc đẩy quá trình tạo sữa. Tuy nhiên, chế độ ăn kém khoa học này cũng dẫn đến hệ lụy là cơ thể không tiêu hóa được hết chất dinh dưỡng, dẫn đến ứ đọng và gây dị ứng. Điều này lại càng phổ biến hơn ở những người có cơ địa da nhạy cảm. 

Dị ứng da sau khi sinh là do đâu? Có chữa được không? 1 Dị ứng da sau khi sinh có thể đến từ chế độ ăn uống 

Giờ giấc sinh hoạt không ổn định 

Trẻ sơ sinh thường có xu hướng bị rối loạn giờ giấc do không phân biệt được ngày, đêm và rất hay quấy khóc. Việc sinh xong đã làm hao hụt rất nhiều sức khỏe của chị em, lại thêm việc dỗ dành, chăm sóc con cái khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa bị đảo lộn giờ giấc. Điều này làm rối loạn nội tiết trong cơ thể và làm tăng tổn thương da hình thành. 

Ở cữ sau sinh

Ngày nay, nhiều chị em vẫn thực hiện chế độ ở cữ sau sinh vô cùng nghiêm ngặt. Việc không được tắm rửa, mặc quần áo ấm và kiêng bật quạt,... khiến cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn. Các chất bẩn và vi khuẩn đọng lại trên da gây dị ứng, nổi mẩn, ngứa ngáy.

Nguyên nhân khác 

Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, thay đổi thời tiết, lông chó mèo, phấn hoa,... cũng là những nguyên nhân gây dị ứng da sau sinh. 

Triệu chứng dị ứng da sau sinh 

Sau sinh từ 1 - 3 tháng, mẹ sẽ cảm nhận được rõ ràng tình trạng dị ứng đang phát triển mạnh mẽ hơn với những biểu hiện đặc trưng là: 

  • Da sần lên và nổi các vết mẩn như muỗi đốt, chụm lại thành mảng lớn ở tay, chân, bụng và lan ra các vị trí khác trên cơ thể. 
  • Vùng da bị dị ứng có cảm giác ngứa, đặc biệt là về chiều tối và ban đêm. 
  • Sưng phù và nóng rát ở mí mắt, môi và bộ phận sinh dục. 
  • Sốt cao, tụt huyết áp, sốc phản vệ, khó thở. 
  • Mất ngủ dài ngày, stress, suy nhược cơ thể, trầm cảm. 

Phân biệt các loại dị ứng da sau sinh 

Dị ứng sau sinh được chia thành 2 loại, đó là: 

  • Nổi mề đay cấp tính: Dấu hiệu bệnh thường xuất hiện vào ban đêm, trong vài giờ đồng hồ và kéo dài khoảng 6 tuần. 
  • Nổi mề đay mãn tính: Các dấu hiệu nặng hơn, kéo dài hơn 6 tuần, và tái đi tái lại trong nhiều tuần, thậm chí là nhiều năm. 

Dị ứng da sau khi sinh bao lâu thì hết? 

Tùy vào thể trạng của từng chị em mà thời gian hồi phục dị ứng là hoàn toàn khác nhau. Để xác định được bao giờ khỏi bệnh, bạn cần phụ thuộc vào một số yếu tố như: 

Cơ địa

Với những chị em có nền da khỏe, lành tính, ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài thì thời gian lành bệnh sẽ khoảng 2 - 3 ngày. Bệnh sẽ từ từ thuyên giảm rồi tự động hết. Tuy nhiên, với da nhạy cảm, dễ kích ứng, chị em cần nhiều thời gian hơn thì mới có thể khỏi bệnh được.

Chế độ dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất sẽ thúc đẩy cơ thể sản sinh ra nội tiết tố để tự cân bằng, thay vì mề đay trên da. Một số chị em nghiện rượu bia, thuốc lá có thể gây suy giảm miễn dịch, bệnh cũng vì thế mà trở nên nghiêm trọng hơn. 

Dị ứng da sau khi sinh là do đâu? Có chữa được không? 3 Chị em sau sinh nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Tình trạng bệnh 

Nếu chữa trị ngay khi các dấu hiệu đầu tiên mới chớm, thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn việc để bệnh diễn biến lâu ngày, tái phát nhiều lần và trở thành dị ứng mãn tính. 

Cách điều trị dị ứng da sau khi sinh 

Bệnh dị ứng da không làm ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nên bạn hoàn toàn có thể điều trị bệnh bằng các phương pháp dân gian đã được kiểm chứng: 

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là tăng cường uống các loại nước thảo mộc thanh mát, giải độc.
  • Tắm và đắp bột yến mạch để làm giảm triệu chứng dị ứng. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh để ứ đọng mồ hôi trên da. 
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học như: Ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, đúng giờ. 
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là bàn tay, bàn chân, bụng và cổ. 
  • Tránh xa các nguồn nước và môi trường ô nhiễm, hạn chế tiếp xúc với chó, mèo và hoa cỏ. 
  • Vệ sinh cơ thể hàng ngày. 
Dị ứng da sau khi sinh là do đâu? Có chữa được không? 4 Vệ sinh cơ thể sạch sẽ sẽ loại bỏ được bụi bẩn và vi khuẩn bám trên 

Nếu tình trạng dị ứng da sau khi sinh trở nên nghiêm trọng mà các phương pháp trên hoàn toàn không có tác dụng, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.