Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ngọc Minh
Mặc định
Lớn hơn
Dị ứng niken là một trong những tình trạng viêm da tiếp xúc khá phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Việc nắm rõ các kiến thức về dị ứng niken sẽ giúp bạn biết cách phát hiện để sớm điều trị và phòng ngừa tình trạng này một cách hiệu quả.
Ở người dị ứng niken, thương tổn dạng chàm (eczema) cấp tính hoặc mãn tính sẽ xuất hiện tại vùng da có tiếp xúc với các vật dụng kim loại, hợp kim chứa niken. Các vị trí thường gặp nhất là vùng đeo đồng hồ, đồ trang sức, thắt lưng có bản kim loại, khuy quần kim loại như: Cổ, dái tai, bụng, thắt lưng, quanh rốn, cổ tay…
Niken là 1 trong 5 kim loại thuộc nhóm sắt từ có màu trắng bạc, cứng, bóng và láng. Chúng thường được trộn chung với các kim loại khác để tạo thành hợp kim và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như:
Một lượng nhỏ niken cũng có thể dễ dàng được tìm thấy các loại thực phẩm như: Một số loại rau, trái cây và hạt.
Là một trong những dạng dị ứng kim loại phổ biến, dạng dị ứng này là một phản ứng miễn dịch bất lợi xảy ra khi người nào đó tiếp xúc với một trong những sản phẩm có chứa kim loại này. Ở người bị dị ứng niken, hệ thống miễn dịch nhầm tưởng niken là một tác nhân xâm nhập nguy hiểm nên sản xuất ra các hóa chất nhằm chống lại chất này và xuất hiện phản ứng dị ứng. Từ đó gây ra hiện tượng ngứa da, phát ban hoặc những thay đổi khác ở da như: Đỏ và phồng rộp.
Thông thường, hệ thống miễn dịch có nhiệm vụ thúc đẩy sự thay đổi các chất hóa học trong cơ thể nhằm chống lại những tác nhân xâm nhập gây hại như: Vi khuẩn, virus hay nấm mốc. Ở người bị dị ứng, hệ thống miễn dịch nhầm tưởng một chất vô hại là một mối xâm nhập nguy hiểm và bắt đầu sản xuất ra các hóa chất để loại bỏ chúng.
Khi bị dị ứng niken, hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn sẽ phản ứng với các vật dụng hoặc thực phẩm có chứa niken. Từ đó, dẫn đến các triệu chứng khác nhau, phổ biến nhất là phát ban và ngứa. Phản ứng tiêu cực này có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với niken lần đầu tiên hoặc sau khi tiếp xúc kéo dài và lặp đi lặp lại.
Có rất nhiều yếu tố làm nguy cơ dị ứng niken như:
Dấu hiệu dị ứng niken là tổn thương da dạng chàm cấp tính hoặc mãn tính xuất hiện ở vùng da có tiếp xúc với các vật dụng kim loại, hợp kim chứa niken. Tại các vùng da bị ảnh hưởng bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng như:
Các triệu chứng này sẽ giảm dần và mất đi khi không còn sự tiếp xúc với vật dụng chứa niken. Hiện tượng phát ban thường xuất hiện trong vòng 12 giờ - 48 giờ kể từ thời điểm tiếp xúc niken và có thể kéo dài trong 3 - 4 tuần.
Hãy liên hệ với bác sĩ khi bạn không chắc chắn về nguyên nhân gây dị ứng. Sau khi đặt những câu hỏi về tiền sử bệnh, thực phẩm hoặc vật phẩm tiếp xúc gần đây cũng như kiểm tra bề ngoài làn da, bác sĩ có thể đề nghị bạn tiến hành thử nghiệm dị ứng mẫn cảm tiếp xúc. Một lượng nhỏ chất gây dị ứng tiềm năng bao gồm niken sẽ được bôi lên vùng da bất kỳ. Nếu vùng da này bị viêm trong vòng 48 giờ, bác sĩ có thể kết luận là bạn bị dị ứng niken.
Liều lượng chất gây dị ứng rất nhỏ nên thử nghiệm trên được đánh giá là an toàn, kể cả với người bị dị ứng niken nặng.
Trên thực tế, không có cách nào chữa dị ứng niken hoàn toàn. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc gây khó chịu, bạn sẽ được kê toa một số thuốc để cải thiện tình trạng phát ban, giảm kích ứng. Các thuốc này bao gồm:
Ngoài ra, một số biện pháp khắc phục tại nhà bằng kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da calamine… có thể được kê toa để làm dịu da.
Những thông tin hữu ích trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu thêm về tình trạng dị ứng niken. Cách tốt nhất để ngăn ngừa loại dị ứng này là hãy tránh tiếp xúc với vật phẩm chứa niken nhất là khi bạn đã từng bị dị ứng trong quá khứ. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Khi có triệu chứng nặng như: Nhiễm trùng hay sưng mủ thì nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời và tránh để lại sẹo xấu về sau.
Xem thêm: Cách phân biệt dị ứng và cảm lạnh để tránh nhầm lẫn
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.