Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Dị ứng rươi và những điều bạn cần biết

Ngày 28/12/2023
Kích thước chữ

Rươi, một loại thực phẩm độc đáo và giàu dinh dưỡng, không chỉ là một món ngon ngon miệng mà theo dân gian, rươi còn là nguyên liệu hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, rươi không phù hợp với tất cả mọi người, một số người có biểu hiện dị ứng rươi.

Với những lợi ích dinh dưỡng và hương vị độc đáo, rươi không chỉ là một món ngon mà còn là sự lựa chọn thông minh để bổ sung chất dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày, làm phong phú thêm thực đơn và mang lại trải nghiệm ẩm thực đặc sắc. Một số người lo lắng bị dị ứng sau khi ăn rươi. Vậy dị ứng rươi là gì? Cần làm gì để giảm nguy cơ bị dị ứng sau khi ăn rươi. Chủ đề này sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Tìm hiểu về rươi

Rươi (còn gọi là rồng đất) thuộc họ Rươi – Nereidae là một loài nhuyễn thể có nhiều tơ, thân mềm, thân màu xanh, nâu hoặc đỏ. Theo các nhà khoa học, rươi có đến trên 500 loại khác nhau. Chúng thường xuất hiện vào dịp cuối thu, đầu đông ở vùng cửa biển. Thời điểm có thể thu hoạch rươi nhiều nhất là vào tháng 9 và tháng 10 âm lịch. 

Con rươi sống ở môi trường nước lợ, hoặc ở môi trường nước lợ đan xen nước ngọt. Một số loài nhỏ khác thuộc họ Rươi thậm chí còn có thể sống trong môi trường biển. Ở nước ta, rươi phân bố nhiều ở một số tỉnh phía Bắc như Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng.

Dị ứng rươi và những điều bạn cần biết 1
Con rươi sống ở môi trường nước lợ, hoặc ở môi trường nước lợ đan xen nước ngọt

Thịt rươi có giá trị dinh dưỡng cao, cứ 100g rươi sẽ cung cấp 12.4g protein, 4.4g chất béo, 66mg canxi, 57mg phospho, 1.8g sắt và được chế biến thành nhiều món ăn ngon như chả rươi, rươi rang, rươi nấu cháo,... Ngoài làm thực phẩm, rươi còn được sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều bài thuốc chữa bệnh như điều trị chứng khó tiêu, tiêu chảy, hay giúp tăng cảm giác ngon miệng.

Những điều bạn cần biết về dị ứng rươi

Rươi là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào và được coi là một món ăn đặc sản của nhiều vùng miền ở Việt Nam. Tuy nhiên, rươi cũng có thể gây dị ứng, đặc biệt là ở những người có tiền sử dị ứng với các loại thực phẩm khác như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng,...

Dị ứng rươi là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với một số protein trong rươi. Các triệu chứng dị ứng rươi thường xuất hiện ngay sau khi ăn rươi, trong vòng vài phút đến vài giờ. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Mẩn ngứa, nổi ban đỏ;
  • Tê bì lưỡi, miệng, mặt, chân tay;
  • Khó thở, ho, sổ mũi;
  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy;
  • Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể bị sốc phản vệ, đe dọa tính mạng.

Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của dị ứng rươi, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu.

Dị ứng rươi và những điều bạn cần biết 3
Khi bị dị ứng rươi có thể xuất hiện triệu chứng nổi ban đỏ

Để hạn chế tác hại do dị ứng sau khi ăn rươi gây ra, cần lưu ý một số điều sau:

  • Không ăn rươi nếu có cơ địa dị ứng với các loại thực phẩm khác như hải sản, nhộng tằm, ong,... Thì nguy cơ bị dị ứng sau ăn rươi cũng cao hơn.
  • Không nên ăn quá nhiều quá nhiều rươi, do chúng là một loại thực phẩm giàu protein, ăn quá nhiều có thể gây khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng.
  • Không ăn rươi đã chết hoặc rươi có mùi hôi. Rươi đã chết hoặc rươi có mùi hôi rất dễ sản sinh ra các độc tố, gây hại đến sức khỏe người sử dụng.
  • Rươi tươi chỉ nên dùng trong ngày, không nên để qua đêm. Rươi để qua đêm dễ bị nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khỏe.
  • Cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời khi có các triệu chứng dị ứng sau khi ăn rươi.
  • Những người bị bệnh gút, bệnh hen suyễn, ngứa chàm, bệnh lý về gan, thận, tim mạch cũng nên hạn chế ăn rươi.

Rươi là một loại thực phẩm có tính hàn, vì vậy khi ăn rươi, nên ăn kèm với những thực phẩm có tính nóng để làm giảm bớt tính hàn của rươi như gừng, riềng, ớt, hành khô, rau răm, tía tô,...

Một số món ăn ngon bổ dưỡng từ rươi

Rươi là một loại thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Dưới đây là một số món ăn làm từ rươi phổ biến ở Việt Nam:

Chả rươi

Chả rươi là món ăn thơm ngon, béo ngậy, được nhiều người yêu thích nhất. Nổi tiếng nhất phải kể đến món chả rươi Tứ Kỳ. Cách làm chả rươi như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 200gr rươi tươi.
  • 50gr thịt vai xay.
  • 1 quả trứng gà hoặc vịt.
  • ½ vỏ quýt đã phơi khô.
  • Hành lá, lá lốt, rau thì là.
  • Gia vị: Mắm, bột ngọt, hạt nêm, tiêu, dầu ăn.

Sơ chế:

  • Rửa rươi bằng nước sạch, rửa nhẹ tay, tránh làm vỡ nát thịt rươi. Sau đó trụng rươi với nước ấm khoảng 60℃, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Vỏ quýt rửa sạch, cắt thành các sợi mỏng. Thì là, hành, lá lốt cắt nhỏ.
  • Sau đó trộn tất cả nguyên liệu với nhau rồi nêm bột ngọt, tiêu, hạt nêm, nước mắm tùy theo sở thích.

Chế biến: Cho dầu ăn vào chảo đun sôi, sau đó cho hỗn hợp đã trộn vào chảo chiên 2 mặt cho chín vàng đều thì tắt bếp.

Dị ứng rươi và những điều bạn cần biết 2
Chả rươi là một trong số món ăn làm từ rươi phổ biến ở Việt Nam

Rươi kho khế

Rươi kho lá lốt là món ăn bổ dưỡng, mang hương rất riêng, có thể nấu cho cả gia đình cùng thưởng thức.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 300g rươi tươi;
  • 1-2 trái khế chua, 100g củ cải trắng;
  • Gừng, vỏ quýt khô hoặc tươi, ớt, lá gừng, hành tăm;
  • 300g thịt heo ba rọi;
  • Gia vị: Mắm, muối, đường, tiêu, bột ngọt, dầu ăn.

Sơ chế: Rươi trụng qua nước nước nóng khoảng 60℃, sau đó rửa sạch với nước.

Khế, củ cải trắng, thịt heo rửa sạch cắt miếng vừa ăn.

Vỏ quýt, lá gừng, ớt thái sợi mỏng.

Chế biến: Cho dầu vào đun sôi, cho tiếp vỏ quýt, hành, gừng vào xào cho thơm. Tiếp theo cho thịt heo, rươi vào xào cho săn lại rồi cho khế, củ cải trắng dô đun trên lửa nhỏ. Nêm nếm lại cho vừa ăn.

Trên đây là một số thông tin về dị ứng rươi mà Long Châu gửi đến bạn đọc, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của dị ứng sau khi ăn rươi bạn hãy ngưng sử dụng và đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn chính xác nhất.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm