Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Người bị thiếu máu ăn gì để bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể?

Ngày 26/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thiếu máu là một trong những bệnh lý thường gặp phải liên quan đến vấn đề dinh dưỡng và có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu, trong đó phổ biến nhất là thiếu máu do thiếu sắt. Vậy bị thiếu máu ăn gì để bổi bổ, cải thiện bệnh.

Việc điều trị thiếu máu thường bao gồm thay đổi chế độ ăn uống bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt và các vitamin khác cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về thiếu máu ăn gì, một số loại thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn của người thiếu máu.

Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng lượng hồng cầu trong máu thấp hơn so với mức bình thường ứng với từng đối tượng. Hemoglobin - một loại protein liên kết với sắt khiến cho máu có màu đỏ, là một thành phần quan trọng của các tế bào hồng cầu và chịu trách nhiệm vận chuyển oxy từ tim đến các mô của cơ thể. Trường hợp khi hồng cầu không chứa đủ hemoglobin cũng được xem là thiếu máu. 

Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất, đây là tình trạng gặp phải khá nhiều, đặc biệt là phụ nữ và thiếu máu ở trẻ em. Bản chất của bệnh lý có thể được giải thích là do sự thiếu hụt trữ lượng sắt trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Người bị thiếu máu nên bổ sung những loại thực phẩm nào? 1
Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng bệnh lý thường gặp ở phụ nữ 

Triệu chứng gặp phải khi bị thiếu máu

Những dấu hiệu bệnh thiếu máu khá rõ như hay mệt mỏi, giảm tập trung, giảm chú ý và dễ bị kích thích, tóc dễ gãy rụng, tóc bạc, móng tay khô, có khía, mất bóng, nhiệt miệng. Trường hợp thiếu máu do thiếu sắt mức độ nặng và kéo dài sẽ dẫn tới thiếu oxy trong máu, làm tổn thương các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, não,...

Người bị thiếu máu nên bổ sung những loại thực phẩm nào? 2
Thiếu máu thiếu sắt gây đau đầu

Thiếu máu ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Người bệnh khi được chẩn đoán bệnh đều thắc mắc thiếu máu có nguy hiểm không? Thiếu máu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn cả chất lượng cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Bệnh ảnh hưởng đến những chức năng liên quan đến trí nhớ, tâm thần, khả năng tập trung làm việc. Nhiều trường hợp thiếu máu có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Rối loạn nhịp tim hoặc những vấn đề về tim mạch kéo dài làm cho tim có nguy cơ bị suy yếu.
  • Suy nhược nghiêm trọng: Đây là tình trạng thiếu máu kéo dài sẽ khiến cơ thể bị đuối sức, không còn năng lượng để làm bất cứ việc gì và có thể bị ngất xỉu đột ngột.
  • Đối với phụ nữ đang trong thai kỳ có thể bị sinh non, sảy thai, tăng huyết áp.
  • Thiếu máu não: Thiếu máu làm do lượng oxy cung cấp nuôi dưỡng cho những cơ quan quan trọng như não không còn hiệu quả.
  • Nguy hiểm đến tính mạng: Trường hợp này xảy ra khi người bệnh bị mất một lượng máu quá lớn trong khoảng thời gian rất ngắn mà không thể bù đắp kịp thời được.

Người bị thiếu máu ăn gì?

Thêm những thực phẩm này vào chế độ ăn uống của bạn để có thêm chất sắt và giúp cơ thể mau chóng phục hồi.

Rau lá xanh 

Các loại rau lá xanh, nhất là những loại có màu sẫm, là một trong những nguồn cung cấp sắt bổ ích. Một số loại rau đó là: Rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh,… Trong đó rau chân vịt có hàm lượng sắt cao khá cao: 100 mg cung cấp 2,71 mg sắt.

Một trong những nguyên nhân gây thiếu máu là chế độ ăn ít folate, vì thế loại rau lá xanh cũng chứa folate này giúp hỗ trợ đối với người đang gặp phải tình trạng này.

Khi ăn các loại rau có lá màu xanh đậm để bổ sung sắt, có một nhược điểm là một số loại rau xanh chứa nhiều chất sắt, chẳng hạn như rau chân vịt và cải xoăn, cũng chứa nhiều oxalat. Oxalate có thể liên kết với sắt, ngăn cản sự hấp thụ sắt, vì thế việc ăn rau xanh để bổ sung sắt trong chế độ ăn cho người bị bệnh thiếu máu là có lợi, nhưng đừng chỉ phụ thuộc vào chúng để điều trị tình trạng này.

Người bị thiếu máu nên bổ sung những loại thực phẩm nào? 3
Rau chân vịt giàu dinh dưỡng

Thịt đỏ và gia cầm 

Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê,... là những nguồn chứa nhiều sắt. Ngoài ra, thịt gia cầm và gà cũng chứa sắt nhưng với lượng thấp hơn. Vì thế trong khẩu phần hằng ngày của người bị thiếu máu không nên bỏ qua nhóm thực phẩm này.

Tuy nhiên, trong những loại thịt màu đỏ này cũng chứa rất nhiều cholesterol, nên cần cân đối tiêu thụ một lượng vừa phải và hợp lý vì quá lạm dụng sẽ có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch.

Người bị thiếu máu nên bổ sung những loại thực phẩm nào? 4
Thịt đỏ và gia cầm là những nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt

Trứng 

Trong lòng đỏ trứng có chứa rất nhiều sắt, ngoài ra đây cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, glucid, kẽm, canxi và vitamin A. Theo khuyến cáo, bạn nên dùng số lượng hợp lý từ 2 - 3 quả trứng mỗi tuần.

Hải sản

Động vật có vỏ như hàu, nghêu, sò điệp, cua và tôm là những nguồn hải sản giàu chất sắt. Một số loại cá cũng chứa sắt gồm: Cá ngừ, cá thu, cá nục, cá rô tươi, cá hồi, cá mòi.

Trái cây

Nhiều người ăn chay gặp khó khăn trong việc bổ sung những loại thực phẩm giàu sắt. Sắt ngoài từ nguồn động vật, bạn cũng có thể lựa chọn một số nguồn từ thực vật dưới đây để hỗ trợ quá trình hấp thu sắt.

Các loại trái cây họ cam quýt, các loại quả mọng không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện chất lượng máu trong cơ thể và giúp tăng cường hấp thu sắt.

Đậu 

Đậu là nguồn cung cấp chất sắt tốt đặc biệt phù hợp cho người ăn chay đang cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thực phẩm giàu sắt không phải từ động vật. Một số lựa chọn giàu chất sắt là: Đậu thận, đậu xanh, đậu tương, đậu mắt đen, đậu tây, đậu đen, đậu hà lan.

Người bị thiếu máu nên bổ sung những loại thực phẩm nào? 5
Các loại đậu cũng là nguồn dinh dưỡng giàu chất sắt

Quả hạch và hạt 

Các loại hạt là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao và cả những dưỡng chất khác tốt cho máu. Những loại hạt chứa nhiều sắt như: Hạt bí ngô, hạt điều, hạnh nhân, hạt vừng, hạt chia,...

Những lưu ý trong quá trình bổ sung sắt

Trong quá trình bổ sung những thực phẩm chứa sắt, bạn cũng nên lưu ý những điều sau đây giúp cải thiện tình trạng thiếu máu của cơ thể hiệu quả hơn.

Vitamin C giúp dạ dày của bạn hấp thụ sắt hiệu quả hơn, vì thế hãy bổ sung thêm thực phẩm có chứa vitamin C như cam, ớt đỏ và dâu tây có thể làm tăng hấp thu sắt.

Người bị thiếu máu nên bổ sung những loại thực phẩm nào? 6
Vitamin C giúp tăng hiệu quả hấp thu sắt của cơ thể

Canxi có thể liên kết với sắt và làm giảm sự hấp thụ của nó, vì thế mà thực phẩm giàu canxi không nên ăn cùng lúc với thực phẩm giàu chất sắt. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: Sữa bò, sữa thực vật, sữa chua, phô mai, đậu hũ.

Khi thiếu máu không nên ăn gì? Không nên bổ sung sắt đồng thời với các thực phẩm có tanin: Các loại trà, rượu vang, cà phê vì điều này thực sự có thể làm giảm đáng kể sự hấp thụ sắt, đặc biệt nếu bạn là người thích uống cà phê vào bữa sáng, có lẽ đã đến lúc bạn nên thay đổi thói quen của mình.

Đảm bảo sự cân đối trong việc bổ sung sắt từ cả hai nguồn động vật và thực vật một cách linh hoạt. Cải thiện chất lượng bữa ăn đảm bảo cung cấp đủ chất sắt theo nhu cầu được khuyến nghị (theo tuổi, giới). Có thể tìm hiểu thêm về thuốc bổ sung sắt cho người thiếu máu nếu cơ thể thuộc dạng khó hấp thụ sắt.

Những thông tin cụ thể được cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ người bệnh thiếu máu ăn gì để bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể. Theo dõi nhà thuốc Long Châu để cập nhật nhanh chóng những tin tức sức khoẻ nhé.

Diễm Quỳnh

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com, mayoclinic.org

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm