Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bạch hầu là một căn bệnh do vi khuẩn gây ra, ảnh hưởng đến đường hô hấp trên và một ít trường hợp có tác động đến da. Trong khoảng thời gian gần đây, số ca mắc bệnh bạch hầu ở nước ta có gia tăng, ghi nhận chủ yếu tại các địa phương có tỷ lệ tiêm chủng thấp hoặc không tiêm đủ mũi.
Hiện tại đã và đang có rất nhiều ca bạch hầu xuất hiện trở lại tại nước ta, đặc biệt là các địa phương miền Bắc và miền Trung. Các trường hợp ghi nhận hiện chưa rõ nguồn lây, đồng thời đã có trường hợp không qua khỏi và hàng trăm ca F1 đã được cách ly theo dõi.
Tính từ đầu năm 2024 đến giữa tháng 8, cả nước đã ghi nhận tổng cộng 9 ca mắc bệnh bạch hầu, trong đó có 1 ca tử vong. Ghi nhận cụ thể về mặt số liệu như sau: 3 ca mắc bệnh bạch hầu tại Hà Giang (ghi nhận vào tháng 1, 2 và tháng 4), 1 trường hợp mắc và tử vong tại huyện Kỳ Sơn thuộc tỉnh Nghệ An (vào tháng 6) cùng với 2 ca mắc bệnh thuộc tỉnh Bắc Giang (tháng 7), 3 ca mắc bệnh cùng 34 đối tượng F1 được ghi nhận tại thị trấn Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa (tháng 8). Trong các trường hợp được ghi nhận trên, có một ca tử vong là một thai phụ ở độ tuổi 17, sau đó người thân (74 tuổi và 10 tuổi) của thai phụ cũng đã được xác định dương tính với bạch hầu.
Vào ngày 11/08/2024, sau khi nhận thấy số ca mắc bạch hầu tính từ đầu năm đã có dấu hiệu vượt quá số liệu cùng kỳ của 3 năm về trước, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chính thức công bố dịch bạch hầu tại thị trấn biên giới Mường Lát. Trong năm nay, đây là địa phương đầu tiên đưa ra công bố dịch bạch hầu, gióng lên hồi chuông cảnh báo tình hình dịch bệnh biến chuyển phức tạp, thậm chí còn gia tăng hơn so với các năm trước đây.
Nhờ công tác kiểm tra và giám sát dịch bệnh kịp thời từ cơ quan nhà nước cũng như ban lãnh đạo địa phương, sau 14 ngày, ổ dịch bạch hầu ở huyện Mường Lát không phát hiện thêm ca mắc mới, tỉnh Thanh Hóa công bố hết dịch. Khả năng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch tại nhiều địa phương trên toàn quốc mặc dù thấp, nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan, lơ là.
Bạch hầu là một bệnh dễ dàng lây lan và có tốc độ lây nhiễm nhanh chóng và mạnh mẽ qua đường hô hấp. Nếu trẻ em và người lớn tiếp xúc với các chất lỏng hoặc dịch tiết từ mũi hay họng của người bệnh hay người mang tác nhân gây bệnh, thì sẽ có khả năng mắc bệnh vô cùng cao.
Các đối tượng dễ mắc bệnh bạch hầu là:
Ổ chứa và nguồn truyền vi khuẩn bạch hầu chủ yếu là ở người bệnh và người lành mang tác nhân gây bệnh. Nếu tiếp xúc với dịch tiết từ mũi hoặc họng đến từ các đối tượng này thì nguy cơ mắc bệnh bạch hầu là khá cao. Bệnh này còn có thể lây lan do tiếp xúc với đồ vật có dính dịch tiết từ người nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc có thể kéo dài từ 2 - 5 ngày hoặc có thể lâu hơn.
Các đối tượng nhiễm bệnh hoặc người khỏe mạnh có mang tác nhân gây bệnh sẽ có thời kỳ lây truyền bệnh khác nhau. Đối với người mắc bệnh, thời kỳ lây truyền có thể kéo dài 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít khi dài hơn 4 tuần. Thời kỳ lây truyền ở người lành mang vi khuẩn có thể từ vài ngày đến 3 - 4 tuần, hiếm khi kéo dài đến 6 tháng. Nếu tích cực điều trị bằng kháng sinh thì có thể sẽ đem đến hiệu quả nhanh chóng và chấm dứt sự lây truyền.
Một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh bạch hầu là giả mạc phát triển nhanh, sau đó sẽ nhanh chóng lan tỏa xuống đường hô hấp và gây nên tình trạng bít tắc đường hô hấp. Trường hợp khác, các mảnh giả mạc này rụng và người bệnh hít phải sẽ gây sặc, dẫn tới tắc đường thở và có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.
Một biến chứng khác cũng ảnh hưởng đến mạng sống của người nhiễm bạch hầu là viêm cơ tim do độc tố bạch hầu gây ra. Từ đó, bệnh nhân mắc bạch hầu thể ác tính có thể xảy ra tình trạng viêm cơ tim, suy tim cấp, suy đa tạng và tử vong. Bên cạnh đó còn có thể gặp các biến chứng trên đa cơ quan như thận, gan, tuyến thượng thận,...
Trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm bệnh sẽ đối mặt với tỷ lệ tử vong lên đến 50% nếu không được kịp thời truyền huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.
Tiêm chủng vắc xin là biện pháp ưu tiên hàng đầu trong việc phòng ngừa bệnh bạch hầu, đạt hiệu quả lên đến 97%. Tuy nhiên, cần phải tiêm nhắc lại để hạn chế khả năng có thể mắc bệnh sau khi đã tiêm phòng, vì khả năng bảo vệ từ vắc xin sẽ giảm dần theo thời gian.
Bạch hầu không phải là một căn bệnh quá xa lạ, nhưng đây vẫn là một mối đe dọa đến sức khỏe cộng đồng. Trong tình hình diễn biến bệnh bạch hầu diễn ra phức tạp tại nhiều địa phương, cần phải đảm bảo vệ sinh khu vực sinh hoạt và tiêm phòng đầy đủ để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh và bùng phát dịch bệnh.
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ tin cậy cho việc tiêm phòng bạch hầu và các bệnh truyền nhiễm khác. Đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đều được đào tạo bài bản và có chứng nhận tiêm chủng, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình tiêm phòng. Mời bạn liên hệ trực tiếp với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline miễn phí 1800 6928 hoặc đăng ký tại đây để được tư vấn gói vắc xin phù hợp và đặt lịch tiêm chủng nhanh nhất
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.