Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh Alzheimer sẽ dẫn đến suy giảm trí nhớ trầm trọng, thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Cách điều trị bệnh mất trí nhớ Alzheimer hiệu quả nhất là nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh và kiểm soát chúng. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Việc điều trị hiệu quả bệnh mất trí nhớ Alzheimer chính là nhận biết sớm để có phương hướng và phác đồ phù hợp.
Trong bệnh lý thoái hóa thần kinh gây suy giảm nhận thức cụ thể như bệnh Alzheimer là các tế bào não bị chết dần ban đầu ở vùng chuyên về chức năng trí nhớ sau đó lan dần qua các vùng não chức năng khác gây ảnh hưởng chức năng ngôn ngữ, lập kế hoạch, ra quyết định, tập trung chú ý, thị giác không gian, kiểm soát hành vi… và người bệnh mất dần khả năng độc lập trong sinh hoạt hằng ngày và cần phải có người hỗ trợ.
Ở giai đoạn sớm của bệnh Alzheimer, người bệnh có thể chỉ có giảm trí nhớ hoặc các nhận thức về các sự kiện gần đây hoặc các sự kiện vừa xảy ra, họ còn khả năng độc lập trong một số sinh hoạt cơ bản. Chẩn đoán sớm và điều trị sớm ở giai đoạn này có thể giúp kích thích nhận thức, phục hồi nhận thức làm chậm diễn tiến bệnh giúp người bệnh có thể kéo dài khả năng tự chăm sóc được bản thân ở mức độ cơ bản trước khi phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này người bệnh cùng với thân nhân lên kế hoạch nhằm tổ chức cuộc sống thích hợp cho tương lai.
Ngoài ra, điều thú vị là não bộ là một cơ quan rất linh hoạt, có tính thích ứng và có khả năng thay đổi liên tục do tương tác của nó với thế giới. Với đặc điểm đó thì bộ não có thể được sữa chữa, đảo ngược khi phát hiện ở giai đoạn sớm nhất của các tình trạng bệnh lý để điều chỉnh.
Hiện tại việc điều trị tốt nhất là phối hợp giữa điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc để giúp bệnh nhân làm chậm diễn tiến của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu hay ngăn ngừa các rối loạn hành vi, các phương pháp can thiệp nhận nhận thức như: Kích thích nhận thức, rèn luyện nhận thức, phục hồi nhận thức có thể giúp người bệnh cải thiện chức năng nhận thức trong giai đoạn sớm của bệnh.
Hỗ trợ phục hồi nhận thức có thể giúp người bệnh cải thiện chức năng nhận thức
Thuốc theo toa: Hiện tại có hai nhóm thuốc cải thiện triệu chứng cho người bệnh Alzheimer được Cục Dược Phẩm Hoa Kì (FDA) phê duyệt:
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của các nhóm thuốc kể trên là buồn nôn, nôn, chán ăn, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu và táo bón. Khi chúng xảy ra, những triệu chứng này có xu hướng nhẹ và thoáng qua, tuy nhiên cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để có điều chỉnh phù hợp nhất.
Ngoài ra, chiết xuất chuẩn hoá từ lá bạch quả cũng được Hội Tâm thần sinh học Hoa Kỳ khuyến cáo phối hợp điều trị bệnh Alzheimer.
Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh, bạn còn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị không dùng thuốc như:
Kích thích nhận thức
Người bệnh được tập hợp lại thành từng nhóm nhỏ dưới sự hướng dẫn của chuyên viên hoạt động trị liệu và thực hiện các hoạt động để kích thích suy nghĩ, trí nhớ như thảo luận nhóm, chơi ô chữ, chơi nhạc cụ… Tại các Đơn vị trí nhớ và Sa sút trí tuệ như bệnh viện Đại học Y Dược hoặc Bệnh viện 30/4 có các lớp tập hoạt động trị liệu theo nhóm.
Tập luyện nhận thức
Các chức năng nhận thức cơ bản sẽ được biến chuyển thành từng bài tập cụ thể để rèn luyện các lĩnh vực như trí nhớ, tính toán, chức năng điều hành, thị giác, kỹ năng giải quyết vấn đề.
Phục hồi nhận thức
Tập trung vào việc xác định và giải quyết nhu cầu và mục tiêu của từng cá nhân trong sinh hoạt hằng ngày và tập lại các hoạt động nhận thức bị khiếm khuyết nhằm cải thiện các hoạt động chức năng cơ bản trong sinh hoạt.
Kích thích từ trường xuyên sọ
Kỹ thuật kích thích từ trường xuyên sọ là phương pháp kích thích vỏ não qua một cuộn cảm phát sinh từ trường đặt trên da đầu, không xâm lấn, không gây đau. Tế bào thần kinh bên dưới vị trí kích thích sẽ thay đổi dưới tác động của cuộn cảm từ trường bên trên và giúp tăng chức năng của tế bào thần kinh trong việc ghi nhớ, học tập và có vai trò trong quá trình phục hồi tế bào thần kinh.
Sự kết hợp tập luyện chức năng nhận thức cùng lúc với kích thích từ trường xuyên sọ tại các vùng não chuyên biệt là một kĩ thuật điều trị mới cho người bệnh sa sút trí tuệ do Alzheimer giai đoạn nhẹ được ghi nhận có hiệu quả tích cực trong các nghiên cứu gần đây.
Tập thể dục
Đây là liệu pháp đề nghị hiện nay cho phòng bệnh. Cụ thể khuyến cáo tập thể dục dạng đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe đạp, hoặc aerobic tổng thời gian 90 phút/tuần.
Điều trị phòng bệnh và ngăn chặn tiến triển bệnh
Kiểm soát các bệnh lý gây ảnh hưởng xấu đến mạch máu, vốn là một trong những nguyên nhân làm cho sa sút trí tuệ do bệnh Alzheimer diễn tiến nặng thêm: Tăng đường huyết, béo phì, rối loạn lipid máu…
Điều trị stress, rối loạn lo âu, trầm cảm
Stress, rối loạn lo âu, trầm cảm là yếu tố nguy cơ quan trọng thúc đẩy suy giảm nhận thức nhẹ thành sa sút trí tuệ.
Chế độ ăn uống và lối sống khỏe mạnh
Không rượu bia, thuốc lá; chế độ ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc, khuyến khích ăn cá.
Tóm lại, để làm chậm sự lão hóa cho bộ não hoặc sửa chữa sớm bộ não do các bệnh lý thoái hóa thần kinh gây ra chúng ta phải thường xuyên hoạt động trí óc với các hoạt động phong phú, đa dạng để kích hoạt được nhiều vùng não.
Các nhà khoa học cũng đã ghi nhận những gì tốt cho tim, tốt cho người tiểu đường thì cũng tốt cho bộ não, như vậy bên cạnh các hoạt động trí óc thì cần tăng cường tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh: Nhiều rau xanh, giảm đường, giảm béo, giảm tinh bột… kết hợp với việc thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp cho bác sĩ phát hiện ở giai đoạn sớm nhất của các tình trạng bệnh lý để điều chỉnh.
Bệnh Alzheimer thường sẽ âm thầm tấn công nên người bệnh sẽ không thể nhận thức được sự thay đổi trong suy nghĩ và hành vi của mình. Chính vì vậy, sự thông cảm, thấu hiệu, tận tình chăm sóc của những người thân xung quanh sẽ phần nào giúp họ không cảm thấy cô đơn, đồng thời giúp quá trình tiến triển của bệnh cũng sẽ chậm hơn rất nhiều. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!
BS.CKII.Tống Mai Trang, TS Trần Công Thắng (BV Đại Học Y Dược TP.HCM)
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.