Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khám thai định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết giúp kiểm tra và theo dõi sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ. Một trong những chỉ số các mẹ nên quan tâm trong thai kỳ đó là độ mờ da gáy - đây là chỉ số thể hiện nguy cơ mắc hội chứng Down của thai nhi. Một câu hỏi đặt ra: Độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không?
Độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không là nỗi băn khoăn của không ít mẹ bầu bởi đây là yếu tố quyết định liệu rằng thai nhi có nguy cơ mắc các bất thường về nhiễm sắc thể hay không. Để giải đáp nỗi băn khoăn này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi hết bài viết hôm nay nhé.
Độ mờ da gáy là hình dạng siêu âm của một tập hợp chất dịch lỏng được kết tụ ở vùng da phía sau cổ thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Chất lỏng này xuất hiện dưới dạng hình ảnh mờ hoặc màu đen trên màn hình siêu âm.
Đo độ mờ da gáy thường được thực hiện như một phần của xét nghiệm sàng lọc 3 tháng đầu kết hợp. Dựa vào kết quả độ mờ da gáy, bác sĩ sẽ xác định và đánh giá được nguy cơ thai nhi có đang có những bất thường về nhiễm sắc thể hay không, trong đó không thể không kể đến hội chứng Down.
Ở những thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể, nhiều hội chứng di truyền và khiếm khuyết tim, độ mờ da gáy sẽ cao hơn những thai nhi khỏe mạnh.
Theo nhận định của các chuyên gia sản khoa, siêu âm đo độ mờ da gáy có vai trò vô cùng quan trọng. Việc bỏ qua bước thăm khám sàng lọc này trong thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật khi sinh ra, trong đó bao gồm cả hội chứng Down.
Trên thực tế, siêu âm trong thời điểm nào của thai kỳ cũng có thể đo được độ mờ da gáy. Việc đo quá sớm hoặc quá muộn có thể dẫn đến các sai số về kết quả đo độ mờ da gáy.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa, chị em nên đi khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn để việc siêu âm đo độ mờ da gáy được thực hiện đúng thời điểm và mang lại kết quả có độ chính xác cao.
Thông thường, thời điểm phù hợp nhất để thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy là tuần thứ 11 - ngày thứ 6 của tuần thai thứ 13.
Theo đó, thai nhi chưa được 11 tuần tuổi còn quá bé và phần da gáy cũng rất mờ, khi đó, rất khó để bác sĩ có thể đo được chính xác. Ngược lại, nếu thai phụ bỏ lỡ lần khám sàng lọc quan trọng này, cụ thể là thai nhi đã trên 14 tuần tuổi thì rất có thể lúc này độ mờ da gáy đã trở về mức bình thường, những xét nghiệm sàng lọc cũng không còn ý nghĩa nữa.
Thực tế cho thấy có không ít mẹ bầu lo lắng độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không. Để giải đáp được thắc mắc này, mẹ bầu cần nắm được chỉ số bình thường của độ mờ da gáy của thai nhi.
Chỉ số bình thường của độ mờ da gáy của thai nhi cụ thể như sau:
Các chuyên gia sản khoa cho biết: Độ mờ da gáy tỷ lệ thuận với nguy cơ mắc hội chứng Down ở thai nhi. Điều này có nghĩa là độ mờ da gáy càng cao thì nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh càng tăng.
Dựa trên các thông số bình thường của độ mờ da gáy, có thể thấy rằng, nếu đo độ mờ da gáy cho kết quả dưới 3 mm ở thời điểm thai nhi được 11 - 14 tuần thì nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh là rất thấp. Theo đó, khi kết quả đo độ mờ da gáy là 1.3 mm thì các mẹ không cần quá lo lắng bởi theo các chuyên gia sản khoa, 1.3 mm vẫn nằm trong khoảng an toàn.
Độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không? Câu trả lời là có mẹ nhé. Vậy chỉ số độ mờ da gáy bao nhiêu là bất thường?
Tất cả các trường hợp thai nhi có độ mờ da gáy không nằm trong khoảng an toàn thì được xếp vào nhóm bất thường. Theo đó:
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết các trường hợp thai nhi mắc hội chứng Down đều có độ mờ da gáy dưới 4.5 mm, mắc hội chứng Trisomy 13 hoặc 18 sẽ có độ mờ da gáy nằm trong khoảng 4.5 - 8.4 mm, mắc hội chứng Turner khi chỉ số độ mờ da gáy dao động 8.5 - 9 mm.
Kết quả độ mờ da gáy bất thường đồng nghĩa với việc thai nhi có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh. Có ở đây là có thể và các mẹ cần hiểu rằng kết quả đo độ mờ da gáy bất thường không có nghĩa chắc chắn thai nhi có vấn đề bất thường về nhiễm sắc thể. Vậy phải làm sao khi kết quả đo độ mờ da gáy bất thường?
Nếu mẹ đang băn khoăn về kết quả đo độ mờ da gáy bất thường cần làm gì thì việc tốt nhất mẹ nên làm lúc này là tham khảo ý kiến của bác sĩ về các xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn khác, chẳng hạn như Double Test, Triple test, NIPT… hay xét nghiệm sàng lọc xâm lấn như sinh thiết gai thai, chọc ối…
Việc thực hiện thêm các xét nghiệm sàng lọc này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được chính xác liệu rằng thai nhi có đang có bất thường về nhiễm sắc thể hay không đồng thời đưa ra hướng xử trí phù hợp (nếu cần).
Nếu sau khi thực hiện các xét nghiệm này mà kết quả cho ra vẫn là bất thường thì mẹ bầu nên lắng nghe tư vấn của bác sĩ để biết được tình hình của thai nhi.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về chỉ số độ mờ da gáy mà Nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến quý độc giả. Hy vọng, qua những chia sẻ hôm nay, các mẹ sẽ giải đáp được thắc mắc độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không. Chúc mẹ và bé sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, vượt cạn thành công.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.