Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hầu hết các thực phẩm được bày bán trên thị trường hiện nay đều được dán nhãn thực phẩm để người tiêu dùng dễ dàng nắm bắt thông tin về sản phẩm. Trong bài viết sau, Nhà thuốc Long Châu sẽ hướng dẫn bạn đọc nhãn thực phẩm cực đơn giản, dễ dàng nắm được thông tin dinh dưỡng và thành phần sản phẩm.
Đọc nhãn thực phẩm thực tế không quá khó, bạn chỉ cần ghi nhớ được những ký hiệu, biểu tượng phổ biến là đã có thể nắm được một số thông tin cơ bản về sản phẩm rồi đấy. Để biết chi tiết đọc nhãn thực phẩm như thế nào, bạn hãy tham khảo ngay thông tin dưới đây.
Trước khi tìm hiểu cách đọc nhãn thực phẩm, bạn cần biết nhãn thực phẩm là gì và dùng để làm gì. Thông thường, các nhãn thực phẩm sẽ cung cấp rất nhiều thông tin về sản phẩm, bao gồm thành phần, giá trị dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng,…
Việc ghi nhãn thực phẩm trước hết cần đảm bảo cho việc đọc nhãn thực phẩm của người tiêu dùng. Thông tin trên nhãn thực phẩm cần rõ ràng, dễ đọc và không gây hiểu nhầm nhằm giúp người dùng hiểu rõ hơn về thực phẩm hoặc đồ uống mà mình chọn mua. Hầu hết các loại thực phẩm đóng gói hiện nay đều có nhãn thực phẩm nhưng các quy tắc ghi nhãn thực phẩm không được áp dụng đối với thức ăn bổ sung và nước khoáng thiên nhiên.
Thông qua việc đọc nhãn thực phẩm, bạn có thể hiểu rõ sản phẩm và đưa ra các lựa chọn lành mạnh, phù hợp khi mua sắm, ví dụ như chọn các thực phẩm và đồ uống dựa trên một số tiêu chí như:
Theo quy định, đa phần các sản phẩm đóng gói sẵn đều có dán nhãn thực phẩm hay nhãn dinh dưỡng mặt sau bao bì sản phẩm. Nhãn dinh dưỡng này cần cung cấp đầy đủ những thông tin dưới đây cho người tiêu dùng.
Thông tin mặt sau của nhãn thực phẩm được quy định biểu thị theo 100ml hoặc 100g thực phẩm nhưng trong một số trường hợp cũng có thể được biểu thị bổ sung theo từng phần. Bên cạnh những giá trị, thông tin được nêu trên, bạn cũng sẽ thấy thêm những thông tin khác khi đọc nhãn thực phẩm, ví dụ như chất xơ, tinh bột, chất tạo ngọt, chất béo không bão hòa đơn, các loại vitamin, chất khoáng,…
Dựa trên những quy định về trình bày nhãn thực phẩm, việc lặp lại thông tin trên mặt trước của thực phẩm, đồ uống đóng gói sẵn sẽ phụ thuộc theo từng nhà sản xuất. Thông tin tại mặt trước của nhãn thực phẩm phải được hiển thị gồm những thông tin như sau:
Thông tin này sẽ được tính dựa trên 100ml hoặc 100g thực phẩm mỗi phần hoặc cả 2. Cơ quan có thẩm quyền cũng đề xuất các định dạng nhãn thực phẩm là mã hóa màu đỏ, hổ phách, xanh lục và tỷ lệ phần trăm lượng tham chiếu. Những màu mã hóa gần giống với đèn tín hiệu giao thông sẽ giúp người dùng đọc nhãn thực phẩm và so sánh chúng một cách nhanh chóng, dễ phân biệt các loại thực phẩm khác nhau, từ đó đưa ra những lựa chọn lành mạnh hơn.
Dưới đây là một số gợi ý cách đọc nhãn thực phẩm qua màu mã hóa trên mặt trước bao bì sản phẩm:
Khi đọc nhãn thực phẩm bạn sẽ dễ dàng thấy những thông tin cảnh báo nguy cơ dị ứng được in ngay trên nhãn thực phẩm, cần đặc biệt chú ý với người dễ bị dị ứng thực phẩm. Những thông tin này sẽ giúp họ nhận biết được đâu là thực phẩm không nên ăn, từ đó quyết định lựa chọn thực phẩm phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe.
Các thành phần hoặc chất có trong thực phẩm có khả năng gây dị ứng sẽ được nhấn mạnh bằng nhiều cách, điển hình nhất là tô sáng, gạch chân, dùng chữ in đậm hoặc in nghiêng, dùng màu chữ khác,… để người dùng dễ dàng nhận ra trong lúc đọc nhãn thực phẩm.
Như bạn đã biết, trên nhãn thực phẩm luôn có những thuật ngữ cung cấp thông tin như năng lượng, protein,… Để đọc nhãn thực phẩm đúng cách và biết mình có nên mua sản phẩm này không, bạn có thể dựa trên những điều dưới đây.
Thuật ngữ “năng lượng”: Biểu thị mức năng lượng có trong thực phẩm hoặc đồ uống, thường được tính bằng calo. Khi nắm được hàm lượng calo có trong thực phẩm, bạn sẽ dễ dàng theo dõi lượng năng lượng nạp vào cơ thể, kiểm soát calo và cân nặng tốt hơn.
Thuật ngữ “carbohydrate”: Bao gồm cả tinh bột, thường xuất hiện ở những sản phẩm như bánh mì, bún, gạo, mì ống, khoai tây, đường,… Thuật ngữ này cũng gồm cả lượng đường được nhà sản xuất thêm vào trong quá trình sản xuất hoặc đường tự nhiên trong thực phẩm như mật ong, trái cây, nước ép trái cây,…
Thuật ngữ “sugars”: Chỉ lượng đường có trong thực phẩm với tổng số đường có trong nguyên liệu và đường được thêm vào khi sản xuất.
Thuật ngữ “chất béo”: Bao gồm cả các loại chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa. Trong đó, chất béo bão hòa là loại chất béo nên cắt giảm trong chế độ ăn uống, còn chất béo không bão hòa tốt hơn nên được khuyến khích bổ sung nhiều hơn.
Thuật ngữ “protein”: Biểu hiện hàm lượng chất đạm có trong thực phẩm. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng và cần thiết với cơ thể, góp phần phát triển và tự sửa chữa cơ bắp và tổn thương.
Thuật ngữ “muối”: Bao gồm cả natri có trong thực phẩm và lượng muối được sử dụng để sản xuất sản phẩm. Đa phần lượng natri này đến từ muối, còn lại là có tự nhiên trong nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh đó, muối hoặc natri còn có thể đến từ các chất phụ gia khác.
Hy vọng bài viết trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn biết cách đọc nhãn thực phẩm đúng cách. Khi lựa chọn thực phẩm, đồ uống đóng gói, bạn cần ưu tiên những sản phẩm ít đường, ít chất béo bão hòa, ít muối, giàu protein, chất xơ, vitamin và các chất khoáng khác sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.