Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Dyscalculia - Hội chứng khó học toán: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục

Ngày 05/04/2024
Kích thước chữ

Dyscalculia là hội chứng khó học toán mà một bộ phận dân số hiện đang mắc phải. Hội chứng Dyscalculia gây khó khăn trong suốt quá trình học tập của trẻ và sau này có thể ảnh hưởng đến tương lai, cuộc sống. Vậy dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hội chứng này thế nào?

Theo thống kê, có khoảng 6% dân số thế giới đang bị ảnh hưởng bởi hội chứng khó học toán – Dyscalculia. Người mắc hội chứng này không chỉ gặp khó khăn trong học tập vào thời thơ ấu mà còn gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống và ảnh hưởng đến tương lai sau này. Vậy dấu hiệu nhận biết hội chứng này là gì? Cách khắc phục để giảm ảnh hưởng của hội chứng khó học toán ra sao?

Hội chứng Dyscalculia là gì?

Ngay từ khi trẻ bước vào độ tuổi đi học, cha mẹ đã có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trong việc tiếp nhận kiến thức ở một số trẻ. Ngoài hội chứng sợ đi học (Didaskaleinophobia) hay chứng khó đọc ở trẻ em, nhiều bậc phụ huynh còn “đau đầu” khi con gặp vấn đề trong tiếp thu môn toán.

Thuật ngữ “Dyscalculia” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, trong đó từ “dis” có nghĩa là “khó tính” và “culia” có nghĩa là “tính toán trung bình”. Thuật ngữ này được nhà khoa học Kosc dùng lần đầu tiên để chỉ những khó khăn trong hoạt động toán học nhưng không ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác. Cho đến năm 2001, Bộ Giáo dục và Kỹ năng Vương quốc Anh công nhận thuật ngữ này và nó dần được sử dụng rộng rãi.

Dyscalculia - Hội chứng khó học toán: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục 1
Không ít người bao gồm cả trẻ em và người lớn đang gặp rắc rối với hội chứng này

Hội chứng Dyscalculia còn được gọi là hội chứng sợ toán mô tả tình trạng khó khăn khi học đếm số, tính toán, phân biệt lớn nhỏ, ghi nhớ quy luật hay công thức tính toán,... Mức độ nghiêm trọng của hội chứng này sẽ gia tăng theo cấp học khiến trẻ không theo kịp bạn bè. Nhiều phụ huynh cho rằng con mình yếu kém mà không hề biết đây là một tình trạng bệnh lý. Điều này dẫn đến việc trẻ không được can thiệp, điều trị kịp thời nên thường có xu hướng nghỉ học sớm.

Một số sự thật ít người biết về Dyscalculia

Dyscalculia được xếp loại là một dạng khuyết tật học ảnh, có ảnh hưởng riêng đến việc tiếp thu các con số, các sự kiện toán học hay những gì liên quan đến toán học. Có một số sự thật ít người biết về hội chứng này như:

  • Hội chứng này không liên quan đến chậm phát triển, đến sự học hỏi các lĩnh vực khác hay không liên quan đến một nền giáo dục hay điều kiện học tập yếu kém.
  • Có khoảng 6% dân số thế giới, tương đương khoảng 480 triệu người đang mắc phải dạng rối loạn phát triển cụ thể này.
  • Hội chứng này có thể gặp ở cả những người có chỉ số IQ thấp. Tuy nhiên, vẫn có những người sở hữu trí thông minh vượt trội đang mắc phải hội chứng khó học toán.
  • Có những người mắc đồng thời cả hội chứng khó học toán với hội chứng khó đọc hay rối loạn tăng động giảm chú ý.
Dyscalculia - Hội chứng khó học toán: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục 2
Có những người mắc cả hội chứng khó đọc và hội chứng khó học toán cùng lúc

Dấu hiệu nhận biết hội chứng Dyscalculia

Hội chứng Dyscalculia xuất hiện bẩm sinh và bắt đầu bộc lộ rõ nhất trong độ tuổi đi học. Một số dấu hiệu nhận biết học sinh đang mắc hội chứng này như:

Trẻ mầm non

  • Không biết đếm hoặc đếm bị sót;
  • Không phân biệt được lớn hơn, nhỏ hơn;
  • Không thực hiện được các yêu cầu liên quan đến các con số.

Trẻ cấp 1

  • Không biết tính phép cộng, trừ, nhân chia dù là phép tính trong phạm vi đơn giản nhất;
  • Không biết dùng các phép toán phù hợp với từng hoàn cảnh;
  • Không thể tính nhẩm mà phải tính bằng tay.

Trẻ cấp 2

  • Không hiểu được số hàng trăm, số hàng chục;
  • Không hiểu được tỷ lệ, công thức, không làm được toán chuyển số.

Trẻ cấp 3

  • Không biết làm biểu đồ cột số, không biết làm bài toán phân tích;
  • Không biết giải toán theo các cách khác nhau;
  • Không tính toán được số tiền khi chi tiêu, mua sắm;
  • Hay nhầm lẫn giữa 8 và 3, 9 và 7, 6 và 9, 5 và 6…

Hội chứng Dyscalculia xảy ra do nguyên nhân nào?

Hiện nay, các nhà khoa học chưa làm rõ được nguyên nhân dẫn đến Dyscalculia. Tuy nhiên, theo họ, một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này như:

  • Yếu tố di truyền trong gia đình: Ở một gia đình có bố hoặc mẹ mắc hội chứng này thì những thế hệ sau cũng có nguy cơ mắc cao hơn những người khác.
  • Những khác biệt trong cấu trúc não bộ của một người hay vùng não đảm nhận chức năng ghi nhớ, tính toán, lên kế hoạch bị kích hoạt, bị ảnh hưởng.
  • Hội chứng này có thể liên quan đến các vấn đề trẻ gặp phải trong quá trình người mẹ mang thai hay sinh nở.
  • Trẻ bị sinh non, nhẹ cân cũng có nguy cơ mắc Dyscalculia cao hơn trẻ khác.
  • Chấn thương não cũng được cho là có liên quan đến hội chứng khó học toán. Nhưng trong trường hợp chấn thương, thuật ngữ Acalculia sẽ được sử dụng phổ biến hơn.
  • Một số vấn đề khác cũng có thể liên quan đến Dyscalculia như tâm lý sợ hoặc ghét môn toán, trí nhớ ngắn hạn…
Dyscalculia - Hội chứng khó học toán: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục 3
Nguyên nhân của hội chứng khó học toán hiện chưa được làm rõ

Hệ lụy của hội chứng Dyscalculia

Khi mắc phải hội chứng Dyscalculia, người bệnh sẽ gặp phải nhiều rắc rối trong cuộc sống như:

  • Trẻ trong độ tuổi đi học sẽ không theo kịp tốc độ học của bạn bè cùng lứa, nguy cơ ở lại lớp thậm chí nghỉ học sớm cao hơn. Ngoài ra, trẻ có thể bị chế nhạo, coi thường, bắt nạt và bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý.
  • Người mắc hội chứng này thường gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện được các việc liên quan đến con số, tính toán.
  • Họ thường xuyên trễ giờ, lỡ hẹn vì khó khăn trong cả việc nhận biết thời gian.
  • Hạn chế trong mọi mối quan hệ vì khó nhớ mặt, nhớ tên người khác.
  • Dễ bị lạc đường do khó phân biệt phải - trái. Khi tham gia giao thông họ cũng có xu hướng đi quá nhanh do không ước lượng được tốc độ.
  • Dễ bị lừa gạt trong cuộc sống dẫn đến mất tiền.
  • Người mắc hội chứng này khó tìm được công việc phù hợp.
  • Vì những ảnh hưởng đến tâm lý, họ cũng dễ bị mắc các bệnh tâm lý, chứng rối loạn lo âu hay bệnh trầm cảm.

Hội chứng Dyscalculia chữa được không?

Có một thực tế cần thừa nhận là Dyscalculia không thể chữa khỏi hoàn toàn. Triệu chứng này sẽ ảnh hưởng đến người bệnh suốt cuộc đời. Việc điều trị chỉ giúp cải thiện phần nào những khó khăn người bệnh gặp phải. Theo đó, một số cách can thiệp, điều trị, hỗ trợ người bệnh thường được áp dụng như:

  • Gia đình, nhà trường, những người xung quanh cần hỗ trợ để người bệnh không gặp áp lực tâm lý.
  • Gia đình có thể tìm ra thế mạnh của người bệnh (âm nhạc, hội họa…) để giúp họ phát huy nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống hiện tại và mở ra nhiều cơ hội trong tương lai cho họ.
  • Hướng dẫn người bệnh sử dụng các công cụ hỗ trợ như máy tính, phần mềm, chuông báo, ghi chú… Đồng thời, họ cũng cần được hướng dẫn cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết hay cách tự bảo vệ mình.
  • Tìm môi trường học tập phù hợp nhất với trẻ mắc hội chứng khó học toán.
  • Nếu người bệnh bị ảnh hưởng tâm lý, liệu pháp trị liệu tâm lý là vô cùng cần thiết. Nhà trị liệu sẽ giúp họ có cái nhìn tích cực về bản thân, gạt bỏ khuyết điểm và có niềm tin phát huy thế mạnh.
Dyscalculia - Hội chứng khó học toán: Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục 4
Người mắc hội chứng khó học toán cần được hướng dẫn dùng công cụ hỗ trợ

Có thể nói, hội chứng Dyscalculia ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, họ cần được hỗ trợ, đồng hành, động viên và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp để cải thiện đời sống, hạn chế những ảnh hưởng đến tương lai sau này. 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin