Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thực tế cho thấy, trẻ chào đời ở tuần tuổi thai càng thấp thì cơ hội sống sót sau sinh càng thấp, nguy cơ sinh non càng cao. Vậy em bé sinh non 25 tuần tuổi có nuôi được không? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc một cách chi tiết nhé.
Theo đánh giá từ phía các chuyên gia, so với trẻ sinh đủ tháng, trẻ sinh non 25 tuần tuổi có tỷ lệ sống thấp và nguy cơ sinh non cao. Đây chính là lý do khiến nhiều mẹ không khỏi lo lắng liệu rằng em bé sinh non 25 tuần tuổi có nuôi được không? Trước khi giải đáp thắc mắc này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổi bạn nhé.
Khi bước vào tuần thai thứ 25 của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu và em bé có nhiều sự thay đổi. Lúc này, em bé bắt đầu tích mỡ dưới da, nhờ vậy mà bé có làn da mượt mà và thân hình mũm mĩm hơn. Ở giai đoạn này, có một số trường hợp trẻ phát triển tóc từ sớm. Lúc này, bé cũng đang dần làm quen với các phản xạ tự nhiên của cơ thể.
Đặc biệt, thai nhi ở tuần tuổi thứ 25 rất thích được nô đùa và nhảy múa trong bụng mẹ. Ngoài ra, em bé có khả năng nghe được âm thanh từ môi trường ngoài, đặc biệt là giọng nói của mẹ. Trong giai đoạn này, em bé cũng dần hình thành các dấu nếp gấp ở lòng bàn tay cũng như dấu vân tay.
Với sự xuất hiện của các mạch máu nhỏ trên da giúp tăng cường lưu lượng máu di chuyển dưới da, điều này giúp em bé trông hồng hào hơn. Ngoài ra, thụ cảm thị giác cũng hình thành, cụ thể là sự cảm nhận ánh sáng. Tuy nhiên, tại tuần thai này, mi mắt của bé vẫn đang đóng kín.
Ở giai đoạn này, thai nhi có cân nặng khoảng 756g, chiều dài khoảng 33,7cm. Do thai nhi ở tuần thai này còn khá nhỏ nên em bé vẫn xoay chuyển khá tự do trong bọc ối. Điều này khiến bác sĩ khó có thể định hình được ngôi thai chuẩn bị cho tư thế chào đời.
Chức năng của lỗ mũi đã được khởi động ở tuần thai thứ 25 và em bé bắt đầu hít nước ối. Cùng với sự hình thành của mao mạch trên da thì điều này cũng xảy ra tương tự như ở phổi. Chính vì thế, em bé có thể tập hít thở ngay trong giai đoạn này. Trên bề mặt hai lá phổi đã có thể vận hành được để em bé có thể thở ngay sau khi chào đời. Tuy nhiên, chức năng oxy hoá máu của phối vẫn chưa phát triển hoàn thiện.
Ở tuần thai này, khả năng cảm thận thăng bằng của thai nhi cũng được kích hoạt. Điều này giúp em bé phân biệt được hướng di chuyển lên xuống trong tử cung của mẹ, các động tác cầm nắm tay của bé cũng trở nên linh hoạt hơn trước.
Nguyên nhân khiến em bé sinh non 25 tuần tuổi về cơ bản là có liên quan đến một số yếu tố nguy cơ xuất phát từ phía mẹ và từ phía thai nhi.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ từ phía mẹ bầu có thể kể đến như:
Mẹ đẻ con ở tuổi đời còn quá trẻ (dưới 16 tuổi) hoặc quá già (trên 40 tuổi), có mức sinh hoạt về kinh tế và văn hoá thấp, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, lao động nặng trong lúc mang thai, không được chăm sóc tốt khi mang thai hoặc có chất thương lớn về mặt tinh thần.
Mẹ mắc một số vấn đề sức khoẻ, chẳng hạn như:
Yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non từ phía thai nhi bao gồm:
Em bé sinh non 25 tuần có nuôi được không? Thực tế cho thấy, đa số các em bé sinh non 25 tuần tuổi đều có thể sống sót nếu được chăm sóc y tế tích cực ngay từ những phút giây đầu đời. Tuy nhiên, trẻ sinh non 25 tuần tuổi có thể phải đối mặt với một số nguy cơ tiềm ẩn với các mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Một số nguy cơ tiềm ẩn do sinh non ở tuần thai thứ 25 có thể kể đến như:
Đối với trẻ sinh non 25 tuần tuổi nói riêng và trẻ sinh non nói chung, hầu hết trẻ đều chưa có sự trưởng thành về chức năng của các cơ quan cũng như sự thiếu hụt về dự trữ các chất trong cơ thể. Điều này dẫn đến sự thích nghi của trẻ với môi trường ngoài còn kém. Do vậy, việc chăm sóc tích cực và nuôi dưỡng phù hợp là điều rất quan trọng ngay từ những giây phút đầu đời.
Về cơ bản, sau khi chào đời, trẻ sinh non thường sẽ được đưa về phòng chăm sóc đặc biệt để được hỗ trợ tích cực. Tại đây, trẻ sẽ được đặt trong lồng ấp có nhiệt độ phù hợp nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng mất nước qua da gây biến chứng. Trẻ được hỗ trợ truyền máu, thở máy, bơm Surfactant, theo dõi huyết áp, hỗ trợ nhịp tim, hạ thân nhiệt chỉ huy, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch…
Cùng với đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ làm một số xét nghiệm tầm soát nhằm phát hiện và can thiệp kịp thời các rủi ro tiềm ẩn của việc sinh non. Quá trình chăm sóc này được thực hiện hoàn toàn bởi đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn.
Trong trường hợp trẻ có diễn biến tốt, các bác sĩ sẽ hỗ trợ thở máy không xâm lấn, nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ thông qua ống sonde dạ dày và sau đó là thở qua oxy gọng và cho ăn qua đường miệng. Phương pháp da kề da Kangaroo cũng có thể được chỉ định nhằm tăng tiếp xúc giữa mẹ và bé từ đó giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ.
Khi tình trạng sức khỏe của trẻ đã được ổn định, trẻ sẽ được xuất viện và chăm sóc tại nhà. Một số vấn đề cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non 25 tuần tuổi tại nhà bao gồm:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề em bé sinh non 25 tuần tuổi có nuôi được không mà Nhà thuốc Long Châu muốn gửi đến quý độc giả. Mong rằng với những chia sẻ hôm nay, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về chủ đề này đồng thời nắm được những lưu ý trong chăm sóc trẻ sinh non để chăm sóc trẻ tốt hơn.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...