Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi thai nhi được 25 tuần tuổi cũng là lúc em bé trong bụng mẹ trở nên năng động hơn. Mẹ bầu cũng sẽ cảm nhận được những thay đổi nhất định về sức khỏe và tinh thần của mình. Liệu bạn có thấy tò mò thai 25 tuần phát triển như thế nào không?
Mẹ bầu mang thai được 25 tuần tức là đã bước vào giai đoạn cuối của quý thứ hai trong thai kỳ. Đây là khoảng thời gian phát triển mạnh của thai nhi trong bụng mẹ và có rất nhiều sự thay đổi với cả mẹ và bé. Vậy cụ thể cơ thể của thai 25 tuần phát triển như thế nào? Thai 25 tuần nặng bao nhiêu và những điều mẹ bầu cần lưu ý khi bước sang giai đoạn này là gì?
Ở tuần thứ 25, thai nhi đã có cân nặng trung bình khoảng 756g và chiều dài cơ thể khoảng 33,7cm. Như vậy, em bé trong bụng mẹ lúc này có kích thước gần giống như một trái bắp ngô. Ở thời điểm này, thai nhi vẫn chưa có kích thước quá lớn nên vẫn có thể tự do xoay chuyển trong bụng và chưa định hình được ngôi thai chuẩn bị cho tư thế khi chào đời.
Về việc tìm hiểu vấn đề thai 25 tuần phát triển như thế nào phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ của não bộ và hệ thần kinh. Việc em bé trong bụng mẹ phản ứng với các yếu tố như ánh sáng, âm thanh bên ngoài khiến bé phấn khích và năng động hơn. Lúc này thai nhi đã có thể nghe được giọng nói của mẹ và các âm thanh khác ở ngoài môi trường.
Không chỉ thính giác mà các giác quan khác của bé cũng đang phát triển. Điển hình là các tế bào thụ cảm thị giác đã được hình thành, giúp bé cảm nhận được ánh sáng dù mí mắt vẫn đóng kín. Khứu giác, phổi và phế quản của bé dần hoàn thiện và phát triển để sẵn sàng cho việc hít thở khi bé chào đời.
Vào thời điểm này, em bé của bạn cũng bắt đầu tích mỡ dưới da để có một thân hình mũm mĩm và làn da mượt mà hơn. Tóc và móng của thai nhi cũng bắt đầu phát triển và các nếp gấp ở lòng bàn tay cùng với vân tay bắt đầu xuất hiện. Hệ thống tuần hoàn của bé ở giai đoạn này về cơ bản đã hoàn thiện. Sự hình thành các mao mạch trên da giúp máu được vận chuyển dưới da sẽ khiến bé hồng hào hơn.
Ở tuần này, mẹ bầu sẽ tiếp tục tăng cân và gặp phải các triệu chứng mới. Chúng ta đã biết thai 25 tuần phát triển như thế nào và sự phát triển đó cũng tác động đến cơ thể người mẹ. Những triệu chứng mà thai phụ gặp phải có thể khá là khó chịu nhưng đó là dấu hiệu cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Vậy những triệu chứng đó là gì?
Lúc này, theo sự phát triển và kích thước cơ thể của thai nhi thì kích thước tử cung của mẹ đã lớn bằng một quả bóng đá. Việc tăng cân là hoàn toàn bình thường đối với thai phụ ở giai đoạn này, miễn là mức tăng cân hợp lý.
Thường thì thai phụ sẽ tăng khoảng 7 - 8kg nếu mang thai đơn và 11 - 18kg nếu mang song thai. Ngoài ra, việc tích nước trong cơ thể cũng là nguyên do khiến mẹ bầu tăng cân.
Lúc này mẹ bầu sẽ nhận thấy tóc của mình trở nên dày hơn và ít rụng tóc đi. Nguyên nhân là do các hormone bổ sung trong thai kỳ sẽ khiến cho chu kỳ tóc của bạn thay đổi, gây ức chế quá trình rụng tóc của thai phụ. Ngoài tóc ra thì sự tác động của nội tiết cũng khiến lông trên cơ thể của mẹ bầu mọc nhanh và dày hơn.
Khi mẹ bầu nghỉ ngơi hoặc khi ngủ sẽ xuất hiện cảm giác như bị châm chích, kiến bò ở cánh tay, đùi và bàn tay được gọi là hội chứng chân không yên ở bà bầu. Hiện nguyên nhân gây ra hội chứng này vẫn chưa được làm rõ nhưng cơ chế tạo điều kiện là do mẹ bầu đang thiếu hụt sắt, folate và do nội tiết thay đổi.
Thông thường khoảng 4 tuần sau sinh thì hội chứng chân không yên này sẽ tự khỏi. Mẹ bầu không cần quá lo lắng và nên bổ sung thực phẩm giàu sắt, folate, magie và tránh uống cà phê hay các chất kích thích để giảm bớt triệu chứng này nhé.
Do thai nhi phát triển dần về kích thước nên sẽ chèn ép vào các cơ quan của hệ tiêu hóa của thai phụ. Vì vậy, điều này khiến axit trong dịch vị dạ dày dễ bị trào ngược lên thực quản làm cho mẹ bầu bị tình trạng ợ nóng.
Do nguyên nhân cơ thể tích nước và tác động của nội tiết khiến cơ thể mẹ bầu có xu hướng sưng phù. Quá mẫn dây thần kinh và đường huyết dao động gây ra tình trạng bị tê tay hoặc cảm giác như đang bị châm chích của hội chứng ống cổ tay.
Cũng giống như những hội chứng và triệu chứng khác khi mang thai, mẹ bầu không cần lo lắng vì các triệu chứng này thường ở mức nhẹ và sẽ khỏi sau khi hết thai kỳ. Hầu hết các trường hợp cũng không cần áp dụng điều trị.
Đây là tình trạng thường gặp của nhiều thai phụ do áp lực vòng bụng tăng lên gây ra cho các tĩnh mạch vùng chậu. Trừ một số trường hợp phải điều trị can thiệp nếu có chỉ định của bác sĩ thì trĩ thường sẽ tự khỏi sau sinh. Để giảm bớt tình trạng táo bón và trĩ thì mẹ bầu có thể cung cấp các thực phẩm giàu chất xơ cho cơ thể và uống đủ nước mỗi ngày.
Từ những thông tin trên chúng ta đã được tìm hiểu về thai 25 tuần phát triển như thế nào và tác động đến cơ thể người mẹ ra sao. Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc thật tỉ mỉ cho sức khỏe của mình để con trong bụng phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, còn có một số lưu ý mà mẹ bầu nào cũng nên biết để chăm sóc thai nhi trong bụng và bản thân thật tốt:
Qua bài viết, mong rằng các bạn sắp làm cha mẹ đã được cung cấp thông tin hữu ích về vấn đề thai 25 tuần phát triển như thế nào và các thay đổi của cơ thể người mẹ ra sao. Ngoài ra, mẹ bầu ở khoảng thời gian này cũng cần lưu ý chăm sóc sức khỏe của mình cũng như bé con trong bụng để chờ ngày đón con chào đời. Chúc bạn mạnh khỏe.
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.