Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Emotional detachment là gì? Làm thế nào để vượt qua?

Ngày 12/04/2024
Kích thước chữ

Emotional detachment được dịch nghĩa là sự tách rời cảm xúc. Khi một người trong tình trạng tách rời cảm xúc tức là họ không có khả năng hoặc không sẵn lòng kết nối với người khác ở mức độ cảm xúc. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ thông tin chi tiết hơn về emotional detachment.

Tình trạng emotional detachment là tình trạng mô tả một người không có khả năng hoặc không sẵn lòng kết nối với người khác ở mức độ cảm xúc. Điều này có thể giúp bảo vệ một số người khỏi những bi kịch, lo lắng hoặc căng thẳng không mong muốn. Đó có thể là kết quả của những sự việc khiến con người không thể cởi mở và thành thật về cảm xúc của mình.

Emotional detachment là gì?

Emotional detachment cụm từ mô tả sự tách rời cảm xúc, xảy ra khi bạn hoặc người khác tách rời hoặc ngắt kết nối cảm xúc của người khác. Tình trạng này có thể xuất phát từ việc không sẵn lòng hoặc không có khả năng kết nối cảm xúc.

Emotional detachment bao gồm hai loại. Một là trường hợp sự tách biệt cảm xúc được phát triển như một phản ứng trước một tình huống khó khăn hoặc căng thẳng nào đó. Hai là tình trạng tách rời cảm xúc có thể là kết quả của một tình trạng rối loạn tâm lý tiềm ẩn.

emotional detachment là gì? Làm thế nào để vượt qua? 2
Emotional detachment mô tả sự mất cảm xúc, ngắt kết nối với mọi người xung quanh

Xét về mặt tích cực thì emotional detachment có thể hữu ích nếu sử dụng với để thiết lập ranh giới với những người hoặc nhóm nhất định. Ranh giới này có thể giúp duy trì khoảng cách lành mạnh với những người luôn đòi hỏi nhiều sự quan tâm về mặt cảm xúc.

Tuy nhiên emotional detachment cũng có thể gây hại khi không thể kiểm soát được. Bạn có thể cảm thấy tê liệt về mặt cảm xúc. Điều này có thể hiểu là sự mòn cảm xúc, có thể là biểu hiện của vấn đề về sức khỏe tâm lý. Do đó cần cân nhắc gặp bác sĩ để hỗ trợ giải quyết nếu gặp tình trạng bất thường.

Triệu chứng của tình trạng emotional detachment

Các biểu hiện của emotional detachment thường khác nhau ở trẻ em và người lớn.

Ở trẻ em

Trẻ em có thể phát triển emotional detachment do những trải nghiệm tiêu cực với người lớn trong những năm đầu đời của trẻ. Các triệu chứng bao gồm:

  • Gặp khó khăn trong việc bình tĩnh lại.
  • Thể hiện ít hoặc không có cảm xúc khi tương tác với người khác.
  • Luôn tỏ ra không vui, sợ hãi, buồn bã hoặc cáu kỉnh khi tham gia các hoạt động bình thường với bạn bè hoặc người thân.

Ở người lớn

Emotional detachment có thể phát triển từ từ hoặc có thể xảy ra một cách nhanh chóng để ứng phó với một tình huống cấp bách. Mặc dù mỗi người đều khác nhau, một số dấu hiệu và triệu chứng cần theo dõi bao gồm:

  • Cảm thấy trống rỗng hoặc không có khả năng phản ứng cảm xúc.
  • Không hứng thú với các hoạt động thú vị. Dẫn đến ít tham gia vào các mối quan hệ cộng đồng.
  • Luôn thể hiện sự thờ ơ, không đồng cảm với người khác.
  • Tỏ ra khó chịu hoặc không tử tế với người khác.
emotional detachment là gì? Làm thế nào để vượt qua? 3
Tình trạng emotional detachment khiến cho bạn cảm thấy thờ ơ, trống rỗng, lãnh cảm với tất cả mọi thứ

Nguyên nhân gây ra tình trạng emotional detachment

Một số người có thể chọn cách tách rời cảm xúc khỏi một người hoặc một tình huống nào đó mà họ cảm thấy rắc rối, không an toàn. Đây có thể là một lựa chọn một thành viên trong gia đình hoặc đồng nghiệp đang làm bạn khó chịu. Bạn có thể chọn không tham gia với một hoặc nhiều người. Việc này là do bạn lựa chọn để bạn cảm thấy thoải mái với bản thân nhất.

Điều này sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh khi đối mặt với người gây ra sự khó chịu cho bạn. Trong những tình huống như vậy thì việc tách rời cảm xúc giống như một biện pháp bảo vệ bản thân. Emotional detachment trong trường hợp này giúp bạn tránh được cho những tình huống có thể gây ra phản ứng cảm xúc tiêu cực.

Mặt khác, tình trạng emotional detachment có thể là kết quả của sự kiện đau thương, chẳng hạn như lạm dụng hoặc bị bỏ bê thời thơ ấu. Trẻ em sống trong cảnh bị lạm dụng hoặc bỏ bê có thể gây ra tình trạng emotional detachment như một cách duy trì sinh tồn.

emotional detachment là gì? Làm thế nào để vượt qua? 5
Trẻ em cũng có thể gặp tình trạng emotional detachment

Trẻ em cần rất nhiều sự kết nối tình cảm từ cha mẹ hoặc người thân. Nếu điều đó không xảy ra, các thụ thể cảm xúc có thể bị ngắt sóng, như trong trường hợp rối loạn gắn bó phản ứng (RAD). RAD là tình trạng trẻ không thể hình thành mối liên kết với cha mẹ hoặc người thân. Điều đó có thể dẫn đến tâm trạng chán nản, không có khả năng thể hiện cảm xúc và chia sẻ cảm xúc.

Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng emotional detachment là do mắc một số bệnh lý như: Rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn sau sang chấn,...

Sự lạm dụng quá mức một số thuốc cũng gây ra tình trạng tách rời cảm xúc như thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin chọn lọc. Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm. Bạn nên thông báo với bác sĩ bất kỳ loại thuốc nào đang sử dụng để loại trừ nguyên nhân và điều trị hiệu quả hơn.

Điều trị tình trạng emotional detachment

Việc điều trị tình trạng emotional detachment phụ thuộc vào lý do xảy ra. Những tình trạng liên quan đến các bệnh lý có thể bao gồm trầm cảm, PTSD hoặc rối loạn nhân cách thì sử dụng thuốc và liệu pháp tâm lý sẽ hữu ích hơn.

Nếu các triệu chứng của tình trạng tách rời cảm xúc là do chấn thương, bác sĩ có thể đề nghị tâm lý trị liệu. Cách điều trị này có thể giúp bạn học cách vượt qua những tác động của việc bị chấn thương. Bạn cũng có thể học những cách mới để xử lý những trải nghiệm và lo lắng mà trước đây khiến bạn khó chịu, dẫn đến sự tách biệt về mặt cảm xúc.

emotional detachment là gì? Làm thế nào để vượt qua? 4
Các trải nghiệm tiêu cực từ tình trạng emotional detachment cần được điều trị nếu vấn đề ngày càng nghiêm trọng

Ngoài ra khi gặp bất kỳ vấn đề khó khăn nào trong việc thể hiện cảm xúc, bạn luôn có thể gặp bác sĩ tâm lý để có biện pháp thích hợp cho mình. Các bác sĩ tâm lý sẽ hướng dẫn bạn để học cách cởi mở, tìm cách giải tỏa căng thẳng, cải thiện khả năng tin tưởng người khác, phát triển kỹ năng điều chỉnh cảm xúc.

Thêm một phương pháp mà có thể giúp bạn tĩnh tâm, tìm về bản ngã của chính mình là thực hành chánh niệm và thiền. Chánh niệm là một phương pháp thực hành cổ xưa có thể giúp bạn tập trung vào thời điểm hiện tại, có thể bao gồm phản ứng cảm xúc của bạn trước một sự kiện nào đó. Học cách thực hành chánh niệm và thiền có thể giúp bạn xây dựng khả năng tự nhận thức và lòng từ bi với bản thân.

Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết emotional detachment là gì? Làm thế nào để vượt qua? Hãy luôn chú ý đến tình trạng sức khỏe tâm lý của mình và tìm sự trợ giúp bất kỳ khi nào gặp khó khăn. Hy vọng bài viết của Long Châu sẽ cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin