Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gai gót chân là tình trạng tương đối phổ biến, gây đau đớn và khó khăn cho người bệnh khi vận động, di chuyển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không biết cách điều trị gai gót chân như thế nào và bị gai gót chân có nên đi bộ không?
Gai gót chân có nên đi bộ không là điều mà nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc cho người đọc có cái nhìn đúng nhất về bệnh.
Gai gót chân là hậu quả của chấn thương xảy ra ở xương gót chân hay gan bàn chân. Khi các bộ phận này bị tổn thương, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách bù đắp canxi để sửa chữa. Một lượng lớn canxi lắng đọng lại sẽ gây ra tình trạng gai gót chân. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến những người làm việc nặng nhọc, thường xuyên mang vác vật nặng, người lớn tuổi hoặc vận động viên thể thao. Một số người thừa cân, béo phì hoặc bị dị tật bẩm sinh ở xương gót chân cũng có thể mắc căn bệnh này.
Về cơ bản, gai gót chân là do các tinh thể canxi lắng đọng gây ra nên chúng khá cứng và thường có hình dáng xù xì, thậm chí sắc nhọn. Hậu quả là mỗi khi di chuyển, các gai xương ma sát vào phần mềm xung quanh gây đau nhức khó chịu ở gót chân. Khi bàn chân chịu áp lực mạnh, cơn đau sẽ càng trầm trọng hơn như khi khuân vác vật nặng, đi lại nhiều... Lâu dần, sự bù đắp canxi khiến các gai xương ngày càng to ra. Nó có thể chèn ép các dây thần kinh, gây đau dữ dội, mất cảm giác hoặc khiến cho các mô mềm bị tổn thương, dẫn đến sưng đau ở gót chân.
Nguyên nhân gây gai gót chân chủ yếu là do khu vực này phải chịu áp lực quá lớn trong thời gian dài dẫn đến chấn thương lặp đi lặp lại. Điều này có thể được gây ra bởi một số nguyên nhân dưới đây:
Trong trường hợp nghiêm trọng, gai gót chân có thể gây khó khăn cho việc di chuyển và ảnh hưởng đến dáng đi. Nghiêm trọng hơn, bệnh còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cơ xương khớp khác ở bàn chân.
Đi bộ là các hoạt động thể thao đơn giản và tốt cho sức khỏe. Nhưng một người bị gai gót chân có nên đi bộ không?
Theo các chuyên gia, đối với những người bị gai gót chân, việc đi bộ và chạy có thể được thực hiện bình thường mà không gây ra các rủi ro không mong muốn. Hầu hết gai gót chân không gây đau hoặc các triệu chứng khác nên việc đi lại và chạy nhảy thường không bị ảnh hưởng nhiều. Bệnh nhân có thể thường xuyên tham gia đi bộ quãng đường ngắn như một bài tập phục hồi chức năng dưới và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, đối với trường hợp gai gót chân sẽ gây đau nhức và việc đi bộ có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, cơn đau thường biến mất khi bệnh nhân tiếp tục di chuyển và duy trì vận động.
Cơn đau do gai gót chân thường xảy ra do áp lực tác động lên các cơ hoặc các mô mềm khác ở bàn chân. Tuy nhiên, cơn đau có thể được cải thiện hiệu quả nếu người bệnh thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh và căng cơ bắp.
Đối với gai gót chân nghiêm trọng, gây viêm, sưng tấy hoặc đau dữ dội, các chuyên gia khuyên bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh đi lại hoặc chạy nhảy trong thời gian bị đau. Trong trường hợp này, việc vận động mạnh, có thể gây tổn thương các mô hoặc khiến cho chứng gai gót chân trở nên tồi tệ hơn.
Tóm lại, gai gót chân có nên đi bộ không phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Điều quan trọng là người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể và xây dựng một kế hoạch điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể trước khi bắt đầu tập thể dục hoặc tham gia các hoạt động thể chất cụ thể.
Khi nhận thấy mình có dấu hiệu của bệnh gai gót chân, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và có phương án điều trị hợp lý. Các bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định những biến pháp sau, tùy thuộc vào tình trạng mà người bệnh đang gặp phải:
Bệnh gai gót chân về cơ bản là sự tích tụ canxi ở bàn chân do chấn thương hoặc căng thẳng tái phát nhiều lần ở chân. Hầu hết các trường hợp gai gót chân chỉ bị tổn thương gân nhẹ, đau ít hoặc không đau và có thể điều trị bằng thuốc sau vài tuần, các trường hợp nặng hơn thì vài tháng. Nhưng bệnh dễ tái phát, khó điều trị triệt để. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, bệnh nhân cũng cần chọn giày phù hợp (cỡ vừa, đi thoải mái) cho từng hoàn cảnh khác nhau, kết hợp với thay đổi thói quen sinh hoạt, khoa học hơn.
Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị gai gót chân, cụ thể:
Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về gai gót chân có nên đi bộ không và cách điều trị hiệu quả. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể đi bộ bình thường, chỉ hạn chế khi có biểu hiện sưng đau nhiều. Ngoài ra, có thể kết hợp tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe cho cơ – xương – khớp. Chúc bạn sức khỏe!
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.