Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Tâm lý - Tâm thần

Gaslighting là gì? Làm thế nào để đối phó với Gaslighting?

Ngày 15/04/2024
Kích thước chữ

Khi bị gaslighting, bạn có thể sẽ tin vào những điều dối trá, mất chính kiến của mình và rất dễ bị người khác thao túng tâm lý. Vậy gaslighting là gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Trong xã hội hiện đại, gaslighting không phải quá hiếm gặp. Thế nhưng chúng ta gần như không nhận ra điều đó mà vô tình tự biến mình thành “nạn nhân” của gaslighting. Trong bài viết sau đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giải thích rõ hơn về tình trạng này và cách để vượt qua những ảnh hưởng không mong muốn.

Gaslighting là gì?

Gaslighting là từ dùng để chỉ việc một ai đó sử dụng những thông tin sai trái, thiếu chính xác nhằm thao túng, điều khiển, kiểm soát hoặc thậm chí là bạo hành người khác. Họ sẽ dùng lời nói làm cho nạn nhân sợ hãi và cảm thấy không còn tin tưởng vào chính bản thân mình, từ đó dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh hơn. Đây là một quá trình xảy ra từ từ, rất khó nhận biết, thậm chí có thể thời gian đầu bạn còn cảm thấy tội lỗi khi nghi ngờ người thao túng mình.

Gaslighting là gì? Làm thế nào để đối phó với Gaslighting 1
Khi bị gaslighting, bạn không còn chính kiến của riêng mình

Một số ví dụ về gaslighting thường gặp trong cuộc sống như:

  • Trong gia đình: Nếu trong gia đình người chồng liên tục uống rượu say xỉn, ban đầu người vợ hiểu rõ đó là việc không nên và nhắc nhở chồng. Tuy nhiên, khi người chồng liên tục nói với vợ rằng đó là mối quan hệ ngoại giao với đối tác không thể chối từ và giúp ích cho sự nghiệp. Sau đó, người vợ bắt đầu tin việc uống bia rượu của chồng là đúng và có cảm giác mình đã sai khi đã cằn nhằn.
  • Nơi công sở: Đây là nơi mà bạn dễ bị gaslighting bởi cấp trên thường dùng nhiều giải pháp áp đặt để chi phối nhân viên. Ví dụ như họ luôn lặp đi lặp lại lý thuyết rằng bạn cần thể hiện bản thân mình một cách xuất sắc, đồng thời yêu cầu bạn làm việc kể cả giờ nghỉ để chứng minh khả năng. Thoạt đầu bạn cho rằng mình cần nỗ lực nhưng khi bị dồn ép quá mức hoặc stress, sức khỏe suy sụp mới nhận ra mình đang bị điều khiển.

Các giai đoạn của gaslighting

Gaslighting được xem là một thủ thuật tâm lý, gây ra sự lo lắng, trầm cảm ở nạn nhân. Theo các chuyên gia tâm lý và sức khỏe, quá trình gaslighting thường xảy ra theo các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn hoài nghi: Ở giai đoạn này, bạn lờ mờ cảm thấy mọi chuyện diễn ra khá kỳ lạ nhưng vẫn tiếp tục mối quan hệ đó.
  • Giai đoạn phòng thủ: Lúc này, bạn bắt đầu có những động thái tự bảo vệ bản thân chống lại thao túng của người gaslighting.
  • Giai đoạn trầm cảm: Giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy chán nản và có những suy nghĩ tiêu cực.

Ngoài 3 giai đoạn trên, gaslighting còn có thể dẫn đến hội chứng Stockholm, tức là nạn nhân phát triển tình cảm với chính người đã thao túng mình, làm cho tình trạng này trở nên nặng nề hơn.

Gaslighting là gì? Làm thế nào để đối phó với Gaslighting 2
Gaslighting khiến bạn hoài nghi về bản thân và có suy nghĩ tiêu cực

Làm sao để biết người khác đang muốn gaslighting bản thân?

Vậy làm sao để chúng ta nhận biết được có người khác đang muốn gaslighting bản thân mình? Dưới đây là một số dấu hiệu, chiêu trò mà bạn hãy để ý kỹ:

  • Nói dối: Họ liên tục nói về những điều mà bạn biết rõ rằng họ đang nói dối. Thế nhưng, dần dần bạn lại tin đó là thật và nghĩ rằng họ sẽ không nói dối chuyện như vậy.
  • Phủ nhận: Họ có thể nói lời tổn thương bạn rồi một thời gian sau đó thì hoàn toàn chối bỏ việc này. Thậm chí, họ còn có thể yêu cầu bạn đưa ra bằng chứng để chứng minh họ đã làm như vậy. Bạn sẽ bắt đầu có những nghi ngờ về trí nhớ và dần chấp nhận những gì họ nói.
  • Dùng những gì bạn trân trọng chống lại bạn: Ví dụ như nếu bạn thích công việc của mình, họ sẽ nói công việc của bạn không tốt để bạn không còn tin tưởng vào những thứ mình yêu quý nhất.
  • Làm bạn mất chính kiến: Một trong những hệ lụy đáng sợ là nạn nhân sẽ không thay đổi ngay mà sẽ biến thành con người khác một cách từ từ, dần dần mất đi chính kiến.
  • Liên tục dùng lời nói thao túng bạn: Người muốn gaslighting bạn sẽ luôn dùng lời nói để bạn tin họ. Đôi khi là những lời nói gây tổn thương hoặc cũng có những lúc ngọt ngào. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của họ là chiếm được sự tin tưởng của bạn.
  • Đổ lỗi cho bạn: Những người muốn thao túng sẽ làm cho bạn cảm thấy mình là người gian dối và không đủ tỉnh táo, dù chính họ mới là người có lỗi. Họ biết bạn đang cảm thấy hoang mang, nghi ngờ nên càng có những hành động để bạn phải nhận phần sai về mình.
  • Họ cho rằng mọi người đều nói dối: Những người muốn gaslighting bạn sẽ luôn nói với bạn rằng mọi người đều đang dối trá và có ý định xấu với bạn. Từ đó, bạn sẽ không còn tin tưởng bất kỳ ai và chỉ còn biết trông cậy vào họ.
Gaslighting là gì? Làm thế nào để đối phó với Gaslighting 3
Có nhiều dấu hiệu để nhận biết người khác đang muốn gaslighting bạn

Làm thế nào để đối phó với gaslighting?

Khi bạn nhận biết được các dấu hiệu cho thấy người khác đang muốn gaslighting mình thì phải làm sao để đối phó? Hãy bình tĩnh và áp dụng các biện pháp sau đây nhé!

Xác nhận tình trạng gaslighting

Trước tiên, bạn cần xác định rõ ai là người đang muốn thao túng mình, cố gắng xâu chuỗi các hành động và lời nói của họ để biết mức độ mà bản thân đang gặp phải.

Dành thời gian để thiền

Phương pháp thiền định giúp bạn giữ được chính kiến, quan điểm mỗi khi cảm thấy nghi ngờ mọi thứ. Đây cũng là cách chăm sóc sức khỏe tâm lý cực kỳ hữu ích, giúp chúng ta giữ được trạng thái cảm xúc cân bằng trong cuộc sống.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Hãy tìm đến những người mà bạn thực sự tin tưởng. Trường hợp những mối quan hệ này vẫn chưa đủ để bạn giãi bày, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tư vấn sức khỏe.

Gaslighting là gì? Làm thế nào để đối phó với Gaslighting 4
Trường hợp cần thiết, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ từ bác sĩ tâm lý

Như vậy, với những thông tin trên đây, Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về gaslighting cũng như cách để đối phó với tình trạng này nếu không may gặp phải. Ngoài ra, bạn cũng lưu ý hãy thường xuyên tự nâng cao nhận thức của bản thân để xây dựng phong thái tự tin, đĩnh đạc cho chính bản thân mình nhằm vượt qua hiệu ứng thao túng tâm lý gaslighting nhé! 

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin