Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cụm từ gãy trên lồi cầu xương cánh tay có lẽ khá xa lạ với nhiều người nhưng đây lại là tình trạng phổ biến, xảy ra nhiều ở trẻ em và có thể để lại nhiều di chứng đến sức khỏe sau này, bố mẹ cần hết sức lưu ý.
Xương trẻ em là xương chưa phát triển hoàn toàn, xương còn nhỏ và rất dễ gãy. Tình trạng gãy xương phổ biến ở trẻ em hiện nay là gãy trên lồi cầu xương cánh tay. Vậy gãy trên cầu lồi xương cánh tay là gì, có triệu chứng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Hiện tượng gãy trên lồi cầu xương cánh tay không hiếm gặp, đặc biệt có tỷ lệ trẻ em mắc tình trạng này tương đối cao, chiếm đến hơn một nửa số lượng người bị gãy trên lồi cầu xương cánh tay. Lứa tuổi dễ bị hiện tượng này nhất là trẻ em từ 5 - 12 tuổi, đặc biệt, tỷ lệ cực cao rơi vào trẻ em 8 tuổi khi chiếm đến hơn 10% tỷ lệ trẻ em bị gãy trên lồi cầu xương cánh tay.
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay rất phổ biến ở trẻ em từ 5 - 12 tuổi
Trong số những tình trạng gãy xương ở trẻ em, gãy trên lồi cầu xương cánh tay đứng thứ 10 trong danh sách thường gặp nhất, điều này chứng minh đây là hiện tượng cần hết sức cẩn thận. Biến chứng khi bị gãy trên lồi cầu xương cánh tay cũng nhiều và nghiêm trọng hơn những dạng gãy xương khác với di chứng phổ biến nhất là khuỷu tay bị vẹo vào phía trong.
Gãy trên lồi cầu xương cánh tay là một dạng gãy xương ngoại khớp, xảy ra ở vùng xương nằm ở đầu dưới xương cánh tay, đường gãy thường nằm trên lồi cầu hoặc ròng rọc nên được gọi là gãy trên lồi cầu xương cánh tay.
Với trường hợp gãy trên lồi cầu xương cánh tay ở trẻ em, nguyên nhân gián tiếp thường thấy hơn cả. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị gãy xương do té ngã, sử dụng tay để chống cơ thể khi ngã đột ngột hoặc tác động lực mạnh vào cánh tay.
Ngoài ra, ở người lớn, tình trạng gãy trên lồi cầu xương cánh tay thường là do chống tay trong tư thế ngã sấp hoặc gãy gấp khiến trên lồi cầu xương bị đi lệch lên phía trước, hay còn gọi là gãy gấp.
Ngoài những nguyên nhân trên còn có một số lý do gián tiếp khác gây tăng cao khả năng bị gãy trên lồi cầu xương cánh tay như xương yếu, bị thương từ trước, tuổi tác khiến xương giòn, loãng xương, bệnh về xương khớp,...
Hiện tượng gãy trên lồi cầu xương cánh tay không chỉ giới hạn ở trường hợp cụ thể mà còn được phân loại thành những tình trạng khác nhau, giúp việc chẩn đoán và điều trị đạt được hiệu quả cao hơn. Dưới đây là phân loại các dạng gãy trên lồi cầu xương cánh tay dựa trên cơ chế gây nên chấn thương:
Khi nạn nhân bị té, ngã nằm sấp và chống bàn tay xuống dưới nền cứng một cách đột ngột, cánh tay khi này đang trong trạng thái duỗi khuỷu tay khiến toàn bộ trọng lượng cơ thể được truyền từ trên xuống dưới, thông qua xương cánh tay và ngay lúc này, cánh tay cũng chịu lực tác động từ bàn tay đang chống, dẫn đến tình trạng gãy trên lồi cầu xương cánh tay.
Đa số trẻ em bị gãy trên lồi cầu xương cánh tay rơi vào dạng đầu trên của xương cánh tay quay làm cho đầu dưới xương bị đẩy lệch ra phía sau, chiếm đến 97,7%. Con số này ở tình trạng xương có đầu dưới đi lệch ra sau là 75%.
Đây là một dạng gãy trên lồi cầu xương cánh tay khá ít gặp ở cả trẻ em và người lớn, xảy ra khi nạn nhân ngã ngửa ra sau và khuỷu tay chạm đất đầu tiên. Trong tư thế gây chấn thương này, mõm khuỷu tay đã chịu lực và đẩy đầu gãy dưới đi lệch ra phía trước rồi gãy gập ở khuỷu nên gọi là dạng gãy gập.
Chỉ có khoảng 2 - 3% trường hợp gãy trên lồi cầu xương cánh tay khi mặt phẳng đi qua ba mốc xương ở khuỷu tay bị lệch ra phía trước của xương cánh tay.
Ngã sấp chống tay làm tăng khả năng trẻ bị gãy trên lồi cầu
Nhận biết gãy trên lồi cầu xương cánh tay sớm thông qua các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết cụ thể giúp bệnh nhân được điều trị tốt hơn, khả năng phục hồi xương cũng tốt hơn. Sau đây là một số triệu chứng gãy trên lồi cầu xương cánh tay thường gặp nhất:
Khi gặp những dấu hiệu trên, bạn cần đến bệnh viện để được kiểm tra bằng các xét nghiệm, chụp chiếu chuyên sâu, xác định tình trạng tổn thương và có phương án điều trị gãy trên lồi cầu xương cánh tay phù hợp, đem lại hiệu quả tốt nhất.
Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành một vài bước chẩn đoán ban đầu đơn giản nhằm giới hạn tình trạng tổn thương, xác định nguyên nhân, cách điều trị nhanh chóng, thích hợp nhất.
Trước tiên, bạn cần nói với bác sĩ về những dấu hiệu gãy trên lồi cầu xương cánh tay mà mình gặp phải. Hãy cố gắng ghi nhớ và trao đổi toàn bộ với bác sĩ để quá trình thăm khám được thuận lợi hơn nhé.
Phương pháp X-quang hỗ trợ chẩn đoán gãy trên lồi cầu xương
Ngoài ra, khi bạn có tiền sử bị bệnh hoặc đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, kể cả là thuốc kê đơn hay thuốc không kê đơn vẫn cần nói với bác sĩ, tránh trường hợp không may xảy ra như kháng thuốc, kết quả điều trị không khả quan,...
Hiện nay, cách chẩn đoán gãy trên lồi cầu xương cánh tay hiệu quả và được dùng nhiều nhất là tiến hành chụp X-quang để nhận diện tình trạng xương khớp rõ ràng, từ đó quan sát mức độ gãy xương và chỉ định điều trị cho phù hợp, an toàn, hiệu quả.
Trẻ em là đối tượng dễ bị gãy trên lồi cầu xương cánh tay và nặng hơn, tình trạng này có thể để lại những di chứng lâu dài, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của các em nên việc giáo dục trẻ vui chơi cẩn thận là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, khi nhận biết được cơ chế gây chấn thương, bạn cũng cần phòng tránh khi gặp tai nạn, té ngã,...
Xem thêm:
Hướng dẫn sơ cứu gãy xương cánh tay chi tiết
Gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành?
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...