Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gãy xương khuỷu tay có thể hiểu là tình trạng rạn nứt xương phần khuỷu tay, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp: Gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành?
Gãy xương khuỷu tay là loại chấn thương thường gặp, đặc biệt là ở đối tượng trẻ nhỏ. Chúng có thể khiến người bệnh đau đớn, thậm chí không thể cử động tay, ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Vậy gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành?
Khuỷu tay ở người được cấu tạo từ ba xương: Xương cánh tay, xương trụ và xương quay. Gãy xương khuỷu tay là tình trạng nứt gãy một trong 3 loại xương trên. Thông thường, chấn thương này có thể dẫn tới tổn thương các xương và cấu trúc khác của khuỷu tay. Từ đó gây ra nhiều vấn đề về chuyển động, chức năng mạch máu và cả thần kinh.
Gãy xương khuỷu tay ở trẻ nhỏ còn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển và tăng trưởng của xương. Trẻ càng nhỏ thì nguy cơ xảy ra vẹo xương càng lớn.
Gãy xương khuỷu tay là chấn thương ảnh hưởng đến một trong 3 xương vùng khuỷu tay
Khi sơ cứu khẩn cấp chấn thương gãy xương khuỷu tay, bác sĩ có thể sử dụng nẹp nâng để giữ cố định lại vị trí khuỷu tay đã bị gãy của bệnh nhân. Ngoài ra, những biện pháp điều trị có thể sử dụng như sau:
Dùng túi chườm lạnh để giảm sưng đau, phù nề
Sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen, diclofenac, naproxen,… Cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc giảm đau như:
Sau khi đã được sơ cứu, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá chấn thương khuỷu tay của bệnh nhân để xác định xem liệu có cần phẫu thuật hay không.
Có thể chườm lạnh để giảm sưng đau, phù nề
Đối với những trường hợp gãy xương nhẹ, không xảy ra di lệch (mặc dù xương bị gãy nhưng vẫn nằm đúng vị trí) thì thường sẽ không cần phẫu thuật. Thay vào đó, người bệnh cần được cố định vết thương bằng nẹp rồi bó bột để xương tự liền lại. Trong quá trình chữa lành này, bệnh nhân cũng cần tiến hành chụp X-quang định kỳ để đảm bảo rằng những mảnh xương gãy không bị di chuyển khỏi vị trí.
Nếu những mảnh xương vỡ này di chuyển khi đang điều trị thì bệnh nhân có thể cần được phẫu thuật để chỉnh sửa, ghép những mảnh xương lại với nhau.
Phẫu thuật thường được yêu cầu đối với những trường hợp nứt gãy xương khuỷu tay như:
Bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định phẫu thuật nếu cần
Thời gian phục hồi của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào cơ địa của bản thân, mức độ chấn thương và phương pháp điều trị. Trong hầu hết những trường hợp, người bị gãy xương khuỷu tay cần phải nẹp để cố định và bó bột trong thời gian ít nhất từ 3 - 6 tuần. Sau đó, người bệnh có thể luyện tập vận động nhẹ nhàng. Nhiều người có thể phục hồi lại chức năng vận động cũng như sinh hoạt thường ngày sau khoảng 4 tháng. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp sẽ mất thời gian từ 1 năm hoặc hơn.
Một số trường hợp trên hình ảnh X-quang đã cho thấy xương khuỷu tay của bệnh nhân lành lại hoàn toàn tuy nhiên các chức năng chuyển động lại vẫn còn hạn chế. Không nên quá lo lắng vì tình trạng này bởi chúng có thể được cải thiện theo thời gian.
Thay vì quá lo lắng về trường hợp của mình thì bệnh nhân nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiên trì thực hiện những bài tập vật lý trị liệu mỗi ngày.
Nên kiên trì thực hiện vật lý trị liệu mỗi ngày để phục hồi nhanh hơn
Cũng như những chấn thương về xương khác thì gãy xương khuỷu tay cũng cần rất nhiều thời gian để hồi phục. Và còn có nguy cơ tái gãy tương đối cao. Do đó, dù không thể ngăn ngừa tuyệt đối tuy nhiên bạn cũng có thể hạn chế nguy cơ gãy xương bằng những biện pháp sau đây:
Đeo băng bảo vệ khớp có thể giúp tránh chấn thương
Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp trên đây hi vọng rằng bạn đã có lời giải đáp cho câu hỏi: gãy xương khuỷu tay bao lâu thì lành rồi chứ. Đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ thường xuyên gặp phải chấn thương té ngã cần lưu ý quan sát thật kỹ để nhận biết tình trạng gãy xương nhé!
Xem thêm:
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.