Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Gãy xương cẳng tay: Cách sơ cứu nhanh chóng cho bệnh nhân

Ngày 17/05/2024
Kích thước chữ

Gãy xương cẳng tay là tình trạng gãy xương hiếm gặp trong số các chấn thương về xương nói chung. Tuy nhiên, bạn không nên xem thường tình trạng này vì nó có thể khiến cấu trúc xương của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Dưới đây Nhà thuốc Long Châu hướng dẫn bạn cách sơ cứu nhanh chóng người bị gãy xương cẳng tay đúng nhất.

Gãy xương cẳng tay là tình trạng không bạn nên xem nhẹ. Việc sơ cứu đúng cách vô cùng quan trong trọng trong việc giúp định hình xương ngay từ ban đầu và tránh các hậu quả tiềm ẩn về sau. Nhà thuốc Long Châu hướng dẫn bạn cách sơ cứu nhanh chóng người bị gãy xương cẳng tay qua bài viết bên dưới. 

Tổng quan về gãy xương cẳng tay

Gãy xương cẳng tay là tình trạng phần xương trụ và xương quay ở cẳng tay bị tổn thương sau các va chạm mạnh, chấn thương hay những tai nạn trong sinh hoạt.

Cách tay của người bình thường bao gồm ba phần chính: Xương cánh tay, xương khuỷu tay và xương quay. Xương cánh tay sẽ chạy thẳng từ vai đến khuỷu tay và từ khuỷu tay đến đầu nối với xương quay và xương trụ. Hai xương này sẽ có chức năng giúp điều chỉnh các khúc gấp duỗi ở khuỷu tay, cổ tay và thực hiện úp ngửa bàn tay.

Các dạng gãy xương cánh tay sẽ bao gồm:

  • Gãy xương quay và xương trụ: Hai phần của xương trụ và xương quay đều gặp chấn thương gây lệch các khớp nối.
  • Gãy đơn thuần: Là tình trạng xương gãy ở xương trụ hoặc xương quay.
  • Gãy ⅓ đầu xương trụ hoặc xương quay: Ở trường hợp này xương trụ và xương quay đều bị gãy ở phần trên cùng hoặc dưới cùng, gây đau và ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.

Về việc điều trị tình trạng xương cẳng tay bị gãy thường sẽ đòi hỏi sự can thiệp từ các bác sĩ chuyên khoa bao gồm các cách thức thực hiện như bó bột, định hình hay phẫu thuật và chỉ định phụ thuộc vào tình trạng chấn thương của xương.

Cách sơ cứu nhanh chóng người bị gãy xương cẳng tay 1
Hình ảnh chụp X-quang minh họa gãy xương cẳng tay

Dấu hiệu xương cẳng tay bị gãy là gì?

Một số những dấu hiệu phổ biến nhất khi bị gãy xương cẳng tay là:

  • Đau cục bộ: Đau ngay tại vị trí xương cẳng tay là một trong số những dấu hiệu điển hình nhất của gãy xương cẳng tay sau chấn thương.
  • Sưng to: Tình trạng vùng cẳng tay sưng to hoặc xuất hiện những vết bầm tím sẽ có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc vài giờ sau đó.
  • Tụ máu bầm: Nếu có dấu hiệu tụ máu bầm tại chỗ cẳng tay thì rất có thể bạn đã bị gãy xương cẳng tay gây chảy máu dưới da.
  • Vùng xương cẳng tay biến dạng: Nếu xương cẳng tay có dấu hiệu biến dạng hoặc di chuyển ra khỏi vị trí bình thường thì rất có thể, đó là dấu hiệu của sự biến dạng hoặc bị độn lên ở vùng bị tổn thương.
  • Cảm giác khó cử động: Nếu sau chấn thương, vùng cẳng tay của bạn khó cử động hoặc bị đau nhói mỗi khi chuyển động thì khả năng cao là bạn đang bị gãy xương cẳng tay.
Cách sơ cứu nhanh chóng người bị gãy xương cẳng tay 2
Đau dài lên vùng cẳng tay sau chấn thương là dấu hiệu của gãy xương cẳng tay

Cách sơ cứu người bị gãy xương cẳng tay

Khi chẳng may rơi vào trường hợp gặp người bị gãy xương cẳng tay thì bạn cần xác định rõ tình trạng của bệnh nhân. Nếu người đó cảm thấy tỉnh táo và có thể di chuyển thì hãy yêu cầu họ không nên di chuyển và giữ ở tư thế mà họ cảm thấy thoải mái nhất. Và thực hiện một số những sơ cứu sau:

  • Kiểm tra vết thương: Hãy kiểm tra kỹ lưỡng vùng bị tổn thương để xác định được rằng những chuyển động giữa các cơ và tình trạng của xương.
  • Giữ chỗ gãy ổn định: Nếu xác định được phần vị trí xương bị gãy bạn hãy giữ ổn định vị trí đó bằng các vật cứng như cây gỗ, thanh cứng hay bất cứ đồ vật nào có thể giữ vị trí cẳng tay trên một đường thẳng. Sau đó dùng mảnh vải cố định cẳng tay hạn chế chuyển động nhất có thể.
  • Kiểm tra vị trí sau khi nẹp: Sau khi cố định phần cẳng tay bạn nên kiểm tra các vết thương xung quanh để đảm bảo máu vẫn có thể lưu thông.
  • Đưa người bệnh đến sở y tế: Trong quá trình đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất, nên đảm bảo vùng tổn thương không bị va chạm.

Quan trọng hơn hết là bạn nên giữ bình tĩnh, tối ưu hóa sơ cứu và chanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Cách sơ cứu nhanh chóng người bị gãy xương cẳng tay 3
Cần xác định rõ tình trạng gãy xương cẳng tay

Cách phục hồi sau gãy xương cẳng tay

Sau khi trải qua gãy xương, bạn cần chú trọng hơn đến quá trình phục hồi sức khỏe sau gãy xương. Dưới đây là một số cách giúp phục hồi xương cẳng tay nhanh nhất:

  • Tuân thủ chỉ đạo của bác sĩ: Đầu tiên và quan trọng nhất là việc tuân thủ mọi hướng dẫn và chỉ đạo từ bác sĩ. Họ sẽ là người trực tiếp đưa ra phác đồ và các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Hạn chế vận động mạnh: Trong quá trình xương cẳng tay phục hồi bạn nên hạn chế những vận động mạnh khiến cho phần cẳng tay bị ảnh hưởng.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ canxi và protein, vitamin D là rất quan trọng trong việc phục hồi xương. Đảm bảo tốt nhất liều lượng canxi để hỗ trợ sự tái tạo của xương một cách tốt nhất.
  • Thực hiện các bài tập vật lí trị liệu: Các liệu pháp vật lý trị liệu và luyện tập là vô cùng quan trọng trong việc phục hồi cánh tay sau gãy xương. Ban đầu bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và tăng cấp độ lên hằng ngày khi cẳng tay được cải thiện tốt nhất.

Gãy xương cẳng tay có thể khiến bạn gặp một số khó khăn trong sinh hoạt. Chính vì vậy để phục hồi nhanh chóng sau chấn thương bạn cần tuân thủ theo các khuyến nghị của bác sĩ để có được sự phục hồi tốt nhất.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.