Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Giải đáp: Bà bầu có ăn được tiết canh vịt không?

Ngày 18/11/2022
Kích thước chữ

Tiết canh vịt là một trong những món ăn nổi tiếng tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên việc sử dụng loại thức ăn này cũng gây ra một số ý kiến trái chiều. Vậy bà bầu có ăn được tiết canh vịt không? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé.

Tiết canh vịt là thứ thực phẩm có thể khiến người ta nghiện khi ăn chúng. Thế nhưng món ăn này có thật sự tốt và bổ dưỡng cho sức khỏe như nhiều người vẫn thường nghĩ? Tìm hiểu chi tiết về món ăn này cũng như giải đáp thắc mắc bà bầu có ăn được tiết canh vịt không dưới đây nhé.

Quan niệm sai lầm về tác dụng của tiết canh vịt

Đa phần do đồn thổi nên nhiều người lầm tưởng rằng tiết canh vịt chứa nhiều giá trị dinh dưỡng và có thể chữa trị các bệnh lý. Tuy nhiên, thực tế tiết canh không hề có tác dụng chữa bệnh, ngược lại còn mang lại nhiều mầm bệnh tiềm ẩn cho con người. Bộ Y Tế luôn khuyến cáo không nên ăn tiết canh vì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc bà bầu có ăn được tiết canh vịt không là hoàn toàn không bạn nhé.

Món ăn may mắn

Màu đỏ là màu đặc trưng của các loại tiết canh. Vì vậy, những người ăn món này đều cho rằng chúng có thể giúp mình may mắn hơn. Đây là một quan niệm sai lầm và mê tín cần được loại bỏ.

Tiết canh hoàn toàn không phải là món ăn may mắn, đây là quan niện sai lầm của một số vùng Tiết canh hoàn toàn không phải là món ăn may mắn, đây là quan niện sai lầm của một số vùng

Chống lão hóa

Nhiều người cho rằng món tiết canh vịt có chứa nhiều photpholipit. Do đó chúng có tác dụng làm tăng lượng axetyl choline, giúp tế bào da được liên kết chặt chẽ với nhau, tăng cường sự đàn hồi cho da, từ đó cải thiện làn da, ngăn ngừa lão hóa. Tuy nhiên, chưa có cơ sở khoa học nào để chứng minh điều này.

Nâng cao đề kháng và phòng bệnh

Nhiều người cho rằng, trong món tiết canh vịt có chứa sắt dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Ăn nhiều tiết sẽ có lợi cho giai đoạn sinh trưởng, phát triển của trẻ nhỏ và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Tuy nhiên, chất sắt trong huyết động vật đôi khi vẫn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không ăn với liều lượng phù hợp.

Chống ung thư

Các nguyên tố vi lượng trong tiết lợn phòng ngừa sự sinh sản của bệnh ung thư ác tính. Đây cũng là một quan niệm chưa được chứng thực.

Theo nghiên cứu, tiết canh không có thành phần hỗ trợ chống ung thư Theo nghiên cứu, tiết canh không có thành phần hỗ trợ chống ung thư 

Giải độc đường ruột, nhiễm độc kim loại

Người ta tin rằng nồng độ protein trong tiết canh vịt sau khi trải qua phân giải của dịch axit trong dạ dày sẽ sinh ra chất có thể khử trùng ruột. Tuy nhiên sự thật lại ngược lại, ăn tiết canh có thể gia tăng nguy cơ bị nhiễm độc đường tiêu hóa

Bà bầu có ăn được tiết canh vịt không?

Bà bầu có ăn được tiết canh vịt không? Mẹ bầu không nên ăn món này. Món tiết canh vịt vẫn tiềm tàng nhiều nguy cơ xấu, ảnh hưởng khôn lường cho cả mẹ và bé. 

Tiết canh mang mầm bệnh

Tất cả các loại tiết canh dù là dê, vịt, lợn… thực chất là máu sống và đều tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm, gây ra tiêu chảy, bệnh tả, lị, liên cầu khuẩn,…

Ăn tiết canh vịt cũng khiến người ta mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1. Nếu ăn phải tiết canh của vịt hay lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, bệnh đường tiêu hóa, giun sán, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong…

Đặc biệt, quá trình cắt tiết hoặc chế biến không đảm bảo vệ sinh dẫn tới vi khuẩn ở da, lông con vật dễ dàng xâm nhập vào máu.

Các bác sĩ không khuyến khích mẹ bầu ăn tiết canh đặc biệt là tiết vịt Các bác sĩ không khuyến khích mẹ bầu ăn tiết canh đặc biệt là tiết vịt

Nhiễm ký sinh trùng vì ăn tiết canh vịt

Nếu mẹ bầu ăn phải tiết canh thì nguy cơ cao bị nhiễm liên cầu lợn, giun sán.

Có nhiều trường hợp còn dẫn đến tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn vì ăn tiết canh vịt tự làm. Trong tiết canh vịt sẽ không có liên cầu khuẩn lợn, nhưng để hấp dẫn hơn, người chế biến thường lấy phần sụn họng của lợn băm nhỏ rắc lên. Phần sụn họng này lại là nơi ẩn trú nhiều liên cầu khuẩn.

Loại vi khuẩn gây ra liên cầu lợn chỉ bịt tiêu diệt ở nhiệt độ cao và khi tiết canh được nấu chín kỹ. Nếu bị mắc liên cầu lợn, mẹ bầu sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu hay viêm màng não mủ.

Nhiễm giun xoắn

Đây là một loại giun gây ra ảnh hưởng xấu cho các cơ, mô, bộ phận trong cơ thể mẹ bầu.

Nếu mẹ bầu ăn phải tiết canh lợn bị nhiễm giun xoắn thì khả năng nhiễm loại giun này rất cao. Khi ấu trùng giun vào cơ thể, chúng sẽ theo máu, nằm trong các cơ và phát triển. Từ đó lan khắp cơ thể gây nên những bệnh nghiêm trọng. Nếu mẹ bầu bị mắc giun xoắn, việc điều trị sẽ rất phức tạp và mất thời gian.

Bà bầu có ăn được tiết canh vịt không? Câu trả lời là không để tránh bị nhiễm giun xoắn Bà bầu có ăn được tiết canh vịt không? Câu trả lời là không để tránh bị nhiễm giun xoắn

Nhiễm sán lợn

Biểu hiện sán lợn khi sơ chế thịt lợn mà mắt thường của con người có thể nhìn thấy là các “hạt gạo”, đây thực chất là ấu trùng sán lợn. Khi ăn phải tiết canh có chứa sán, các ấu trùng sẽ phát triển và đi vào các cơ, bộ phận trong cơ thể mẹ bầu. Chúng gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như động kinh, viêm, đau đầu, áp xe hay gây mù mắt. Hơn nữa, việc điều trị sán não rất tốn kém và có thể mất mạng. Nếu điều trị muộn, khả năng tử vong rất lớn và có thể để lại di chứng sau này.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc bà bầu có ăn được tiết canh vịt không. Với tác hại khôn lường của việc ăn tiết canh, các bác sĩ đều khuyến cáo người dân, trong đó có các mẹ bầu tuyệt đối không được ăn món tiết canh sống, hay các món gỏi, món tái để ngăn ngừa mầm bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bản thân.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin