Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Giải đáp: Bị dị ứng hải sản có tắm được không?

Ngày 17/10/2022
Kích thước chữ

Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được yêu thích rất nhiều. Tuy nhiên có một số đối tượng gặp tình trạng dị ứng hải sản. Người bị dị ứng hải sản cần kiêng một số điều để hạn chế gia tăng mức độ nguy hiểm của bệnh. Vậy khi bị dị ứng hải sản có tắm được không?

Dị ứng hải sản là một tình trạng phổ biến xảy ra ở nhiều người. Các triệu chứng dị ứng có thể ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Họ cần lưu ý một số điều khi bị tình trạng này. Trong đó có một điều rất được mọi người quan tâm rằng: “Bị dị ứng hải sản có tắm được không?”. Cùng tìm hiểu câu trả lời ở ngay bài viết dưới đây nhé.

Triệu chứng khi bị dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng bất thường với protein có trong một số loại hải sản. Bạn có thể bị dị ứng một trong bất cứ loại hải sản nào như hàu, tôm, cá, cua, mực, sò… hoặc dị ứng tất cả các loại hải sản. Tùy vào nhiều yếu tố và mức độ dị ứng khác nhau mà chúng ta sẽ cảm nhận được những triệu chứng khác nhau.

Đối với tình trạng dị ứng nhẹ:

  • Da bị mẩn ngứa, nổi mề đay, phát ban, chàm.
  • Cảm thấy đau đầu, chóng mặt.
  • Hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi liên tục.

Đối với tình trạng dị ứng ở mức độ vừa:

  • Bị sưng môi, lưỡi, mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
  • Bị tức ngực.
  • Đau bụng, tiêu chảy.
  • Buồn nôn, nôn mửa.

Đối với tình trạng dị ứng nặng:

Khi bị dị ứng hải sản ở mức độ nặng sẽ có thể xuất hiện triệu chứng sốc phản vệ. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ rất nguy hiểm vì có thể dẫn tới tử vong. Các biểu hiện sốc phản vệ xảy ra bao gồm:

  • Da bị tái xanh, tái lạnh.
  • Mạch nhanh nhỏ, nổi vân tím.
  • Bị tụt huyết áp.
  • Trụy tim mạch.
  • Co thắt thanh quản.
  • Chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh.
Giải đáp: Bị dị ứng hải sản có tắm được không? 1 Nổi mề đay là triệu chứng phổ biến khi bị dị ứng hải sản

Bị dị ứng hải sản có tắm được không?

Rất nhiều người có thắc mắc rằng bị dị ứng hải sản có tắm được không? Việc tắm rửa vệ sinh cơ thể hàng ngày là cách giúp chúng ta loại bỏ các bụi bẩn, độc tố gây hại, giúp da thông thoáng hơn. Do đó mà các bác sĩ chuyên gia đã chỉ ra rằng người bị dị ứng hải sản rất cần được vệ sinh thân thể sạch sẽ. Việc kiêng tắm khi bị dị ứng là điều không nên. Vì:

  • Khi bị dị ứng hải sản, cơ thể sẽ thường gặp các dấu hiệu như nổi mề đay, mẩn ngứa rất nhiều.
  • Việc kiêng tắm làm gia tăng cảm giác ngứa ngáy, từ đó khiến bạn thường xuyên cào gãi, gây tổn thương lan rộng và nghiêm trọng hơn.
  • Kiêng tắm khiến cho lỗ chân lông bị bít kín. Các yếu tố như bụi bẩn, tế bào chết hay bã nhờn, mồ hôi tích tụ có thể dẫn tới viêm lỗ chân lông.
  • Vùng da bị thương không được làm sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hại khuẩn, virus hay nấm men phát triển. Dẫn đến làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm ở vùng da bị tổn thương do dị ứng hải sản.
  • Tắm rửa sạch sẽ giúp da được thông thoáng, hỗ trợ làm giảm triệu chứng ngứa do nổi mề đay. Do đó người bị dị ứng hải sản hoàn toàn có thể tắm ít nhất 1 lần/ ngày bằng nước ấm. Lưu ý không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh bạn nhé.
Giải đáp: Bị dị ứng hải sản có tắm được không? 2 Bị dị ứng hải sản có tắm được không?

Bị dị ứng hải sản nên kiêng gì?

Người bị dị ứng hải sản nên kiêng một số điều sau đây:

Kiêng ăn các loại hải sản

Thông thường, các trường hợp những người bị dị ứng với 1 loại hải sản cũng có nguy cơ cao bị dị ứng với các loại hải sản khác. Do vậy nếu đang bị dị ứng hải sản thì bạn hãy tuyệt đối tránh xa loại hải sản khác có khả năng gây dị ứng.

Hạn chế chà xát, cào gãi lên vùng da tổn thương

Nổi mề đay, sần ngứa và phát ban trên da là những triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng hải sản. Đồng thời, những tổn thương này sẽ đi kèm với tình trạng ngứa ngáy, nóng rát và châm chích khiến bạn rất khó chịu. Từ đó mà người bị thường cào gãi hay chà xát lên vùng da bị tổn thương để giải tỏa cơn đau ngứa.

Tuy nhiên việc cào gãi này rất dễ làm cho tổn thương trên da lan tỏa trên diện rộng và nặng hơn. Cào gãi nhiều sẽ gây trầy xước da, làm chảy máu, lở loét… Do đó hãy cố gắng kiềm chế tác động lên vùng da bị tổn thương quá nhiều.

Tránh tiếp xúc với dị nguyên

Dị nguyên là các yếu tố lạ khi tiếp xúc có thể gây phản ứng dị ứng cho cơ thể chúng ta. Người đang bị dị ứng hải sản thì hệ miễn dịch và cơ thể lúc này thường trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố gây kích thích. Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với những yếu tố dị nguyên thì triệu chứng dị ứng có thể kéo dài hay trở nên nghiêm trọng hơn.

Chính vì điều đó mà trong thời gian điều trị, tốt hơn hết bạn nên tránh tiếp xúc với những yếu tố như phấn hoa, khói thuốc lá, hóa mỹ phẩm, các yếu tố dị nguyên khác như côn trùng, mạt bụi, mủ thực vật, lông chó mèo,...

Không tiêu thụ rượu bia

Sử dụng rượu bia khi bị dị ứng hải sản khiến cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Do những thành phần methanol, cồn hay andehit có trong rượu bia sẽ gây kích ứng mạnh mẽ lên hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Từ đó gia tăng tình trạng tổn thương trên da, sưng viêm và đau ngứa dữ dội, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, choáng đầu… Vì vậy tuyệt đối không dùng rượu bia và các loại thức uống có cồn khi đang bị dị ứng hải sản.

Giải đáp: Bị dị ứng hải sản có tắm được không? 3 Tránh tiêu thụ rượu bia khi đang điều trị dị ứng hải sản

Tránh để cơ thể bị thiếu nước

Đừng chỉ uống nước khi cảm thấy khát. Cơ thể bị thiếu nước ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, vóc dáng, làn da của bạn. Đặc biệt trong giai đoạn bị dị ứng hải sản, thiếu nước sẽ khiến cho các triệu chứng trở nên nặng hơn cũng như cản trở quá trình khôi phục tổn thương. Lời khuyên cho bạn là hãy cung cấp đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.

Kiêng ăn các loại đồ nóng, chua

Nếu bị dị ứng hải sản, bạn cũng nên kiêng ăn các loại thực phẩm cay nóng, chua. Những thực phẩm này rất có hại cho đường tiêu hóa, đồng thời các triệu chứng tiêu hóa vì dị ứng hải sản gây ra thường sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc: “Bị dị ứng hải sản có tắm được không?” Hy vọng bài viết sẽ đem lại những giá trị hữu ích đến mọi người cũng như những ai đang quan tâm đến vấn đề dị ứng hải sản.

Tuyết Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin