Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp: Bị ung thư có nên ăn thịt bò không?

Ngày 16/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy/hạn chế nguy cơ ung thư. Do đó, hiểu được tế bào ung thư phát triển nhờ vào điều gì là rất cần thiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp thắc mắc người bị ung thư có nên ăn thịt bò không nhé!

Nhiều người cho rằng ăn thịt đỏ nói chung, thịt bò nói riêng là hoàn toàn không tốt cho bệnh nhân ung thư. Thịt đỏ góp phần làm tăng nguy cơ tiến triển nặng hơn bệnh ung thư trong cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyến cáo, không nên loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ ra khỏi thực đơn mà vẫn có thể ăn nhưng cần tiêu thụ với một lượng cho phép.

Bệnh ung thư là gì?

Trước khi giải đáp cho câu hỏi bị ung thư có nên ăn thịt bò không, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bệnh ung thư là gì nhé.

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm được đặc trưng bởi sự phát triển không thể kiểm soát của các tế bào bất thường hình thành nên khối u, xâm lấn và phá hủy các mô khỏe mạnh trong cơ thể.

Các nhà khoa học đã xác định có đến hơn 200 loại bệnh ung thư khác nhau và chúng được được đặt tên theo bộ phận cụ thể của cơ thể nơi khối u khởi phát. Ví dụ, ung thư phổi bắt đầu ở phổi và khi di căn đến gan, nó được gọi là ung thư gan thứ phát.

Giải đáp: Bị ung thư có nên ăn thịt bò không? 1
Tế bào ung thư có khả năng di căn rất nhanh

Việc phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu có thể khó khăn vì hầu hết các loại ung thư ban đầu không biểu hiện các triệu chứng cụ thể. Thông thường, nó không bị phát hiện cho đến khi các triệu chứng xuất hiện hoặc trong quá trình khám sức khỏe định kỳ. Các dấu hiệu của bệnh ung thư khác nhau tùy theo cơ quan bị ảnh hưởng và tác động của nó. Khi những dấu hiệu này xuất hiện khắp cơ thể, điều đó cho thấy ung thư có khả năng đã lan rộng.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là việc loại bỏ những tế bào ung thư không hề đơn giản. Các nhà khoa học đã và vẫn đang nỗ lực nghiên cứu liên tục song việc điều trị và loại bỏ ung thư ở giai đoạn muộn vẫn gặp nhiều trở ngại đáng kể. Do đó, bản thân chúng ta cần hiểu được sự phức tạp của căn bệnh ung thư, nguồn gốc và sự tiến triển của nó để chủ động phòng ngừa sớm.

Bị ung thư có nên ăn thịt bò không?

Thịt đỏ, bao gồm thịt nạc từ động vật có vú như bò, lợn, cừu, ngựa, dê,... từ lâu đã trở thành nguồn thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống của con người. Chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất béo, vitamin (bao gồm B6, B12 và vitamin D), các khoáng chất như kẽm, canxi, folate và selen, thịt đỏ là nguồn dinh dưỡng chính qua nhiều thế hệ.

Giải đáp: Bị ung thư có nên ăn thịt bò không? 2
Người bệnh ung thư thường lo lắng bị bệnh ung thư có nên ăn thịt bò không

Tuy nhiên, với bệnh nhân mắc bệnh ung thư, một câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là bị ung thư có nên ăn thịt bò không.

Trước mối lo ngại này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã làm rõ rằng việc ăn thịt đỏ, trong đó có thịt bò chưa chắc chắn có liên quan đến việc gây ung thư. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã phân loại thịt đỏ là chất có thể gây ung thư (nhóm 2A), cho thấy mối liên quan tiềm ẩn nhưng đến nay vẫn thiếu bằng chứng rõ ràng để kết luận thịt đỏ gây ung thư.

Mặc dù nguy cơ trực tiếp giữa việc tiêu thụ thịt đỏ và khả năng ung thư vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng chúng ta cần phải sáng suốt trong việc lựa chọn thực phẩm hàng ngày. Chúng ta đều biết, thịt đỏ là nguồn cung cấp protein quan trọng để xây dựng cơ thể và duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Do đó, không nên loại bỏ thịt đỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống, ngay cả đối với những người đang chiến đấu với bệnh ung thư.

Như vậy, với câu hỏi: "Người bị ung thư có nên ăn thịt bò không?" thì câu trả lời là "Có thể ăn nhưng khuyến cáo bệnh nhân nên có cách tiếp cận cân bằng đối với nguồn dinh dưỡng này". Hay nói cách khác, bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể tiếp tục bổ sung thịt đỏ vào chế độ ăn uống của mình nhưng với số lượng phải được kiểm soát. Cụ thể, người bệnh nên tiêu thụ ít hơn 500 gam thịt đỏ mỗi tuần (khoảng 70 gam mỗi ngày) và hạn chế thịt đã qua chế biến.

Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa nguồn protein là điều vô cùng quan trọng. Ngoài thịt, bệnh nhân ung thư có thể bổ sung protein thông qua các loại thực phẩm khác như trứng, sữa, đậu,… Sự đa dạng của thực phẩm này đảm bảo các chất dinh dưỡng thiết yếu vẫn được cung cấp cho cơ thể, đồng thời giảm thiểu được những lo ngại tiềm ẩn liên quan đến việc tiêu thụ thịt đỏ.

Giải đáp: Bị ung thư có nên ăn thịt bò không? 3
Bệnh nhân ung thư nên bổ sung thực phẩm giàu protein vào khẩu phần ăn hàng ngày

Lưu ý là chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư sẽ khác nhau tùy theo tình trạng sức khỏe cụ thể, kế hoạch điều trị và phản ứng của từng cá nhân. Do đó, người bệnh luôn phải tuân theo hướng dẫn cá nhân từ bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo bản thân mình có thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết.

Những thực phẩm tốt cho người ung thư

Mỗi loại thực phẩm đều chứa những thành phần dưỡng chất khác nhau. Với người mắc bệnh ung thư, chế độ dinh dưỡng cần được lựa chọn và bổ sung một cách cẩn thận. Mặc dù có thể không có một siêu thực phẩm nào ngăn ngừa được ung thư nhưng khoa học đã chứng minh một số loại thực phẩm có đặc tính chống ung thư đáng chú ý.

Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho sức khỏe bạn có thể tham khảo để bổ sung một cách khoa học, giúp bảo vệ cơ thể trước những kẻ thù đáng sợ như bệnh ung thư:

Rau củ

Việc kết hợp nhiều rau vào bữa ăn hàng ngày có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Các loại rau họ cải như súp lơ, bông cải xanh và bắp cải có chứa sulforaphane - một hợp chất đã được chứng minh là có tác dụng thu nhỏ khối u tới 50%. Cà rốt, cà chua và các loại rau khác cũng đóng vai trò then chốt trong việc giảm nguy cơ ung thư dạ dày, phổi và tuyến tiền liệt.

Giải đáp: Bị ung thư có nên ăn thịt bò không? 4
Các loại rau củ sẽ giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau các đợt điều trị

Trái cây

Trái cây là một kho tàng chất chống oxy hóa và phytochemical - những chất chống ung thư mạnh mẽ. Đặc biệt, trái cây họ cam quýt được đánh giá cao trong cuộc chiến chống ung thư. Nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân ung thư nên ăn ít nhất ba phần trái cây họ cam quýt mỗi tuần, giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày tới 28%.

Cá giàu chất béo lành mạnh không chỉ làm giảm viêm mà còn hoạt động như một rào cản vững chắc chống lại sự tiến triển của bệnh ung thư. Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng chế độ ăn nhiều cá có thể làm giảm đáng kể 12% nguy cơ ung thư đại - trực tràng.

Tóm lại, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học là rất quan trọng cho sức khỏe của tất cả chúng ta, đặc biệt là với những bệnh nhân ung thư. Nếu băn khoăn bị ung thư có nên ăn thịt bò không thì câu trả lời là không nên kiêng hoàn toàn thịt bò mà nên ăn với lượng cho phép để đảm bảo cơ thể được cung cấp chất dinh dưỡng đầy, đa dạng và có kiểm soát.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm