Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Giải đáp: Người bị cảm cúm có ăn được măng không?

Ngày 02/10/2023
Kích thước chữ

Những người bệnh cảm cúm là những đối tượng có hệ miễn dịch đang bị suy yếu. Vậy nên bất kỳ mối đe dọa nào cũng có thể tạo ra các tác động xấu đến tình trạng bệnh. Để nhanh khỏi bệnh, người bị cảm cúm có ăn được măng không?

"Người bị cảm cúm có ăn được măng không?" là câu hỏi được nhiều bệnh nhân cũng như người nhà quan tâm. Vì măng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và có những công dụng như giảm cân, giải độc, tốt cho hệ tim mạch,... Bên cạnh những công dụng trên, măng còn là món ăn phổ biến và ngon miệng đối với nhiều người. Vậy người bị cảm cúm có ăn được măng không? Nếu đây cũng là thắc mắc của bạn thì cùng đọc qua bài viết dưới đây nhé.

Ăn măng mang đến cho sức khỏe những lợi ích gì?

Có thể thấy măng được đánh giá là một loại thực phẩm vừa có giá trị dinh dưỡng cao vừa hỗ trợ giúp ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe. Với thành phần dinh dưỡng đa dạng như vitamin C, B, kẽm, canxi,... măng đem lại một vài lợi ích sức khỏe tiêu biểu.

Tăng cường đề kháng, giảm viêm

Trong măng có nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể. Có thể kể đến các loại vitamin C, E, B1, B2, kẽm, canxi,... Ngoài ra còn một số hợp chất khác như selen, phytosterol,... giúp tăng cường sức đề kháng và giảm viêm hiệu quả:

  • Ngoài khả năng tăng cường hệ miễn dịch, vitamin C còn có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình tạo mô liên kết giúp bảo vệ cơ thể.
  • Vitamin B1 và B2 hỗ trợ chuyển hóa và tổng hợp các tế bào kháng thể giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • Các khoáng chất như kẽm, selen duy trì và hỗ trợ các hoạt động của hệ miễn dịch.
  • Các hợp chất khác như phytosterol giúp chống oxy hóa và giảm viêm.
Để nhanh khỏi bệnh, người bị cảm cúm có ăn được măng không? 1
 Ăn măng giúp tăng cường đề kháng, giảm viêm

Giảm triệu chứng các bệnh về hô hấp

Do có khả năng tăng cường đề kháng, các đặc tính của măng có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp như ho khan, ho có đờm, khó thở,... Ngoài ra măng còn có công dụng kháng viêm nên cũng cải thiện tình trạng bệnh như viêm phế quản, viêm đường hô hấp,... Một mẹo trong dân gian là luộc măng với một chút mật ong giúp long đờm có tác dụng giảm ho rất hiệu quả.

Hỗ trợ tiêu hóa ở người ốm

Trong măng rất giàu chất xơ hòa tan, điều này giúp làm mềm phân và làm giảm triệu chứng táo bón thường gặp ở người bệnh. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã nhận thấy măng có thể hoạt động như một prebiotic giúp tăng lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa và trong đường ruột.

Để nhanh khỏi bệnh, người bị cảm cúm có ăn được măng không? 2
Măng có thể hoạt động như một prebiotic giúp tăng lợi khuẩn

Người bị cảm cúm có ăn được măng không? Vì sao lại như vậy?

Cảm cúm là một loại bệnh do virus cúm gây ra. Người bệnh sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng. Mặc dù bệnh nhân chỉ cần uống đủ thuốc theo chỉ định của bác sĩ là được nhưng việc ăn uống và bổ sung các chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị và thời gian phục hồi sức khỏe.

Để nhanh khỏi bệnh, người bị cảm cúm có ăn được măng không? 3
Người bị cảm cúm có ăn được mảng không? Vì sao lại như vậy?

Vậy người bị cảm cúm có ăn được măng không? Câu trả lời từ các chuyên gia cho biết rằng người bị cảm cúm có thể ăn được măng bởi hai lý do sau:

  • Trong Đông y, măng có vị ngọt và tính hàn nên có công dụng giúp thanh nhiệt giải độc. Đặc tính này có tác động rất tốt đến người bị bệnh cúm. Vừa giúp giảm cảm giác mệt mỏi của cơ thể, vừa hạ sốt trong khi bệnh.
  • Theo quan niệm Tây y, măng được nhận định là có khả năng chống viêm, kháng khuẩn. Điều này giúp cải thiện chức năng hô hấp ở người bị cảm cúm. Đồng thời hàm lượng các vitamin và khoáng chất dồi dào có trong măng giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ kháng viêm.

Vậy tổng kết lại câu trả lời cho thắc mắc "Người bị cảm cúm có ăn được măng không?" là có. Tuy nhiên chúng ta không nên ăn quá nhiều, nên có chừng mực và chỉ nên ăn ở mức độ vừa đủ. Tốt nhất là hãy bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể nhiều hơn.

Để nhanh khỏi bệnh, người bị cảm cúm có ăn được măng không? 4
Người bị cảm cúm có thể ăn được măng

Những đối tượng nào không nên ăn măng?

Có thể thấy, măng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Những người bị cảm cúm vẫn được khuyến khích bổ sung một lượng măng vừa đủ. Tuy nhiên có một vài đối tượng được khuyến cáo là không nên sử dụng măng tre. Bạn đọc cần lưu ý các đối tượng dưới đây không nên sử dụng thực phẩm này:

  • Người mắc bệnh thận: Lượng axit oxalic có trong măng có thể kết hợp với canxi tạo thành sỏi thận. Đồng thời dẫn đến một vài biến chứng của suy thận như cao huyết áp, tiểu đường,...
  • Trẻ em: Trong măng có axit oxalic, chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi và kẽm của cơ thể trẻ em.
  • Phụ nữ đang trong thai kỳ: Lượng cyanide có trong măng sẽ có thể được chuyển hóa thành axit xianhidric gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Để nhanh khỏi bệnh, người bị cảm cúm có ăn được măng không? 5
Măng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
  • Người có tiền sử hoặc đang bị bệnh gout: Khi người bị bệnh gout ăn măng có thể làm tăng lượng axit uric trong máu. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ, người bệnh không nên ăn măng.
  • Người bị gãy xương: Với đặc tính ức chế quá trình hấp thụ canxi và kẽm, axit oxalic làm chậm quá trình phục hồi vết thương.
  • Người đang sử dụng aspirin: Nếu vô tình măng và aspirin được sử dụng chung với nhau có thể kích ứng và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc người bị cảm cúm có ăn được măng không. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần lưu ý những đối tượng nào không nên ăn măng cũng như những người bị cảm cúm chỉ nên bổ sung măng ở lượng vừa đủ. Điều này sẽ giúp hạn chế xảy ra những biến chứng không mong muốn và bảo vệ sức khỏe.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin