Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thịt vịt rất giàu đạm và thơm ngon, tuy nhiên loại thực phẩm này lại chứa nhiều chất béo hơn thịt gà. Trong khi thịt gà nhận nhiều ý kiến trái chiều có được thêm vào thực đơn khi bệnh cảm cúm, thì liệu bị cảm cúm có ăn được thịt vịt không?
Thời gian gần đây có khá nhiều người thắc mắc bị cảm cúm có ăn được thịt vịt không. Vì chúng ta đều biết thịt vịt rất giàu đạm, tính mát, thơm ngon và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đối với những người đang nhiễm cảm cúm thì liệu những công dụng trên có còn tác dụng tốt như trước?
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh cảm cúm. Cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và tránh một số loại thực phẩm không nên sử dụng sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn. Vì vậy, nhiều người có thể sẽ băn khoăn liệu bị cảm cúm có ăn được thịt vịt không? Nếu đây cũng là câu hỏi của bạn thì hãy cùng theo dõi bài viết ngay bây giờ.
Thịt vịt có chứa hàm lượng vitamin B6 lớn, đây là một vi chất rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thịt vịt lại có lượng chất béo tự nhiên khá cao gây cản trở quá trình hấp thu và tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Lượng chất béo này có thể gây đầy bụng, khó tiêu, khiến cơ thể người bệnh càng khó chịu.
Vậy nên nếu có ai hỏi bạn "Khi bị cảm cúm có ăn được thịt vịt không?", thì câu trả lời là không nên nhé. Ngoài lý do trên thì theo y học cổ truyền, thịt vịt có tính hàn, dùng để giải nhiệt nên nếu ăn thịt vịt khi cơ thể đang lạnh hoặc suy nhược thì các triệu chứng sẽ chuyển biến xấu hơn. Chính vì thế mọi người không nên ăn thịt vịt khi bị cảm cúm, mà thay vào đó hãy bổ sung các loại thịt khác như bò, gà, lợn,...
Khi bị bệnh cúm, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng an toàn, bổ dưỡng và dễ tiêu hóa vì lúc này hệ tiêu hóa của bệnh nhân đang khá suy yếu. Việc điều trị bệnh sẽ có hiệu quả hơn nếu tuân thủ chế độ ăn uống điều độ. Sau đây là các món nên ăn và những lưu ý khi bạn bị cảm cúm.
Cơ thể chúng ta sẽ tiết mồ hôi rất nhiều khi bị cảm cúm. Do đó nguy cơ bị mất nước khi bệnh là rất cao. Vì vậy, cần bổ sung lại đủ nước cho cơ thể để góp phần thanh lọc và đào thải độc tố bên trong cơ thể. Đồng thời làm loãng các chất nhầy gây nghẹt mũi, khó thở.
Bị cảm cúm thường sẽ có cảm giác nhạt miệng, chán ăn và khó tiêu. Vậy nên cháo hoặc súp sẽ là những món ăn nhẹ giúp người bệnh được cung cấp đủ dinh dưỡng và hồi phục nhanh chóng. Đặc biệt khi bị cảm cúm nên ăn thịt gà vì lượng protein trong gà rất có lợi cho cơ thể và là món ăn được nhiều người lựa chọn khi cảm lạnh.
Vitamin C là một chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Không những vậy vitamin C còn là chất chống oxy hóa giúp phục hồi chức năng của cơ thể nhanh chóng. Đây là một loại vitamin mà các bệnh nhân bị cảm cúm rất cần bổ sung do lúc này hệ miễn dịch của cơ thể đang rất yếu. Các loại trái cây giàu vitamin C bao gồm ổi, cóc, cam, quýt, bưởi,…
Các loại rau xanh như rau chân vịt, bông cải xanh rất tốt cho người bệnh cảm cúm vì chúng rất giàu các loại vitamin C và E. Cả hai vitamin này đều giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp chế biến thịt bò, thịt gà với các loại rau này nhằm cung cấp cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng quan trọng và cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
Gừng và tỏi là hai loại thực phẩm có vị cay, nồng và khả năng tiêu viêm, thông mũi. Trong Đông y, cả hai loại đều có tính nóng giúp giảm cảm lạnh. Đồng thời, gừng và tỏi không chỉ giúp món ăn thêm hấp dẫn mà còn tăng cường hệ miễn dịch và giảm nhanh các triệu chứng của bệnh cảm cúm.
Cảm cúm là căn bệnh rất phổ biến và dễ mắc phải. Một phần vì tiếp xúc gần với nguồn bệnh, một phần vì sức đề kháng của chúng ta vẫn còn yếu. Tuy nhiên cảm cúm có thể được ngăn ngừa nếu mọi người duy trì lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh và tiêm chủng đầy đủ, cụ thể:
Bài viết trên nhằm giải đáp thắc mắc về việc bị cảm cúm có ăn được thịt vịt không và các cách ngăn ngừa bệnh cúm hiệu quả. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng, người bị cúm không chỉ cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày mà còn phải tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn chính xác nhằm tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...