Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp thắc mắc: Bị chàm môi kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Ngày 04/06/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Chàm môi gây bong tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy tại các vị trí quanh môi. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh chàm môi và nhiều lý do làm bệnh chàm môi trở nên nặng nề hơn. Vậy chàm môi kiêng ăn gì để không làm nặng tình trạng bệnh?

Chàm môi có thể gây ra tình trạng nứt nẻ, ngứa ngáy tại viền môi. Nếu trong quá trình điều trị, người bị chàm môi không cẩn thận ăn phải những thực phẩm nên kiêng thì sẽ dẫn đến vết chàm trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến lở loét, nhiễm trùng,... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được bị chàm môi kiêng ăn gì để có thể phục hồi nhanh chóng.

Lý do dẫn đến chàm môi

Chàm môi chủ yếu xuất hiện là do nguyên nhân dị ứng với những tác nhân bên ngoài hoặc do các yếu tố bên trong cơ thể. Với các biểu hiện từ nhẹ đến nặng như: Vùng da ở môi xuất hiện tình trạng nứt nẻ, khô và nặng hơn là da ở môi đó bị phù nề, có mụn nước nhỏ, vết loét. Những vị trí thường bị tổn thương chủ yếu là khu vực cạnh 2 bên môi, đôi khi có ngoài môi và niêm mạc. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến chàm môi:

  • Do nội sinh: Chủ yếu là bệnh lý viêm da dị ứng, đôi khi có thể do viêm mũi hay hen suyễn,... đều là các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh chàm môi. Cơ thể không đủ dưỡng chất hay khi có tình trạng căng thẳng trong cuộc sống, nồng độ hormone thay đổi cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng chàm môi.
  • Do ngoại sinh: Lạm dụng mỹ phẩm như son môi cũng dẫn đến tình trạng chàm ở môi. Khi thời tiết thay đổi kết hợp với thói quen sử dụng son môi và không bổ sung đủ nước cho cơ thể hình thành bệnh lý chàm môi.
Bệnh nhân bị chàm môi kiêng ăn gì để nhanh khỏi? - 1
Lạm dụng mỹ phẩm không phù hợp cũng dẫn đến chàm môi

Người bị chàm môi kiêng ăn gì?

Từ xa xưa, cũng đã có một số cách trị chàm theo dân gian. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về da liễu, thực phẩm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh chàm môi. Có một số thực phẩm làm nặng thêm triệu chứng chàm môi và cần người bệnh tránh xa. Vậy bị chàm môi kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn cay nóng

Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có thể gây kích ứng, khiến môi lở loét, làm nặng thêm tình trạng bệnh. Khi món ăn có vị mặn hay cay nóng, chứa nhiều gia vị như muối, ớt, tiêu,... Sẽ kích ứng vùng da quanh miệng, dẫn đến tình trạng sưng phù, mưng mủ, tệ hơn là tình trạng viêm nhiễm tại môi.

Tránh xa các loại hải sản

Hải sản chính là thực phẩm đầu tiên nằm trong danh sách những thực phẩm kiêng khi bị chàm môi. Hải sản có thể làm nổi mụn li ti ở môi, mưng mủ, sưng tấy vùng da quanh môi. Trong những trường hợp nặng, vết chàm lan rộng trong thời gian ngắn, những vùng còn nguyên vẹn cũng bắt đầu xuất hiện chàm thúc đẩy quá trình nhiễm trùng, gây ngứa ngáy, đau rát tại vùng môi.

Tuy những thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng khi có tình trạng chàm môi, người bệnh nên tránh xa các loại hải sản như tôm, cua, ốc, cá từ biển,... để vết chàm không lan rộng và mau hồi phục hơn.

Bệnh nhân bị chàm môi kiêng ăn gì để nhanh khỏi? - 2
Hải sản là một trong những đáp án cho thắc mắc bị chàm môi kiêng ăn gì

Không ăn nội tạng động vật

Nội tạng động vật có khả năng dẫn đến việc chàm toàn cơ thể. Chất độc trong nội tạng động vật làm nặng tình trạng chàm môi. Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, nổi mụn ở môi sẽ nghiêm trọng hơn khi ăn nội tạng động vật. Cần tránh xa nội tạng động vật để không gặp những rắc rối đến từ bệnh chàm.

Kiêng thịt gà và thịt bò

Thịt gà và thịt bò đã được nhiều người biết đến với tác hại gây ngứa khi cơ thể có tình trạng chàm da. Tình trạng ngứa lâm râm làm người bệnh khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Khi người bệnh gãi thì dễ dẫn tới nguy cơ vết thương nhiễm trùng mưng mủ, làm tệ hơn tình trạng bệnh chàm.

Thực phẩm người bị chàm môi cần bổ sung

Bị chàm môi kiêng ăn gì chúng ta đã có câu trả lời. Nhưng chỉ kiêng những thực phẩm trên là chưa đủ. Cần phải bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể để có thể rút ngắn thời gian hồi phục. Dưới đây là danh sách những thực phẩm cần bổ sung cho cả cơ thể bình thường và cơ thể có tình trạng chàm môi để tăng cường sức đề kháng của cơ thể:

  • Rau xanh và trái cây: Đây là thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ. Giúp giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, làm dịu vết loét. Giúp hạn chế được vết chàm lan rộng.
  • Bổ sung thực phẩm chứa kẽm: Thức ăn chứa kẽm giúp làm lành các tổn thương của da, kích thích sản sinh tế bào da để vết thương nhanh chóng lành. Thực phẩm chứa kẽm người bị chàm có thể sử dụng như: Đậu Hà lan, gạo lứt, bột yến mạch,...
  • Thực phẩm giàu vitamin: Các loại vitamin đều giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Trong đó, vitamin E bổ sung độ ẩm cho da, giúp làm dịu tình trạng bong tróc, ngứa ngáy ở da. Thực phẩm chứa nhiều vitamin là cà rốt, chanh, bưởi,...
Giải đáp thắc mắc: Bị chàm môi kiêng ăn gì để nhanh khỏi? 3
Người bị chàm môi nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp đến bạn về vấn đề bị chàm môi kiêng ăn gì để giảm nhẹ triệu chứng và không khiến tình trạng chàm môi trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bị chàm môi cũng rất cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng hạn chế tình trạng tái phát chàm môi.

Kim Huệ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm