Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Bệnh nhân sau phẫu thuật có được ăn cá không?

Ngày 29/08/2023
Kích thước chữ

Cá là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn uống của con người vì chúng cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những đối tượng đặc biệt như người sau phẫu thuật có được ăn cá không? Lời giải đáp nằm trong bài viết sau.

Sau một cuộc phẫu thuật dù lớn hay nhỏ cũng đều ảnh hưởng tới sức khoẻ vì mất sức và máu. Một chế độ dinh dưỡng tốt trong giai đoạn này rất quan trọng để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục đồng thời giảm thiểu các biến chứng do dinh dưỡng kém. Có rất nhiều thắc mắc liên quan tới dinh dưỡng cho người bệnh trong giai đoạn này, trong đó không ít người, đặc biệt là những người chăm sóc bệnh nhân sau mổ có câu hỏi liệu “người sau phẫu thuật có được ăn cá không?”. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này nhé!

Giải đáp: Người sau phẫu thuật có được ăn cá không?

Đối với người bệnh sau phẫu thuật, giai đoạn này đòi hỏi có một chế độ ăn phù hợp và đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Trong đó nhu cầu năng lượng có thể tăng 10%- 50% so với nhu cầu của cơ thể.

Protein (chất đạm) có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là cung cấp nguyên liệu cho quá trình tái tạo mô, làm lành vết thương do phẫu thuật. Đồng thời góp phần tăng cường hệ miễn dịch giảm bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa các tác nhân nhiễm khuẩn và giảm nguy cơ xảy ra biến chứng. Và chất béo chưa bão hoà, đặc biệt là omega-3 và omega-6 tham gia vào quá trình điều hoà phản ứng viêm, liên quan tới quá trình lành vết thương.

Giải đáp thắc mắc: Sau phẫu thuật có được ăn cá không? 1
Không ít người thắc mắc liệu sau phẫu thuật có được ăn cá không?

Những lợi ích của cá đối với bệnh nhân sau phẫu thuật:

  • Cá hay các chế phẩm có nguồn gốc từ cá là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, các loại protein quý, acid amin cần thiết, các acid béo không bão hoà, dễ tiêu, dễ hấp thu.
  • Đảm bảo cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình lành vết thương và hồi phục sức khỏe.
  • Chất béo: Mỡ cá chứa nhiều loại chất béo không bão hòa Omega 3 trong đó chủ yếu là Eicosapentaenoic Acid (EPA) và Docosahexaenoic Acid (DHA) có tính chất chống viêm làm giảm viêm nhiễm và ức chế sự phát triển của các chất gây viêm. Khi vết thương xảy ra, quá trình viêm nhiễm thường xảy ra để bảo vệ cơ thể, nhưng nó cũng có thể gây đau và làm chậm quá trình lành vết thương. EPA có thể giúp giảm viêm và tăng tốc quá trình lành vết thương giúp chống viêm, chống nhiễm khuẩn và hỗ trợ làm lành vết thương. Ngoài ra, DHA có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào và tăng cường sự phát triển và chức năng của tế bào. Quá trình này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lành vết thương.
  • Vitamin và khoáng chất: Cá là nguồn cung cấp vitamin khoáng chất dồi dào, vitamin nhóm A, D, E, Vitamin nhóm B, B12, B9 (acid folic)... Hay lượng kẽm, magie, sắt trong thịt cá có vai trò quan trọng và cần thiết cho quá trình tái tạo mô, giúp cung cấp nguyên liệu sản xuất - phân chia tế bào đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương sau phẫu thuật... Bên cạnh đó một số loại vitamin và khoáng chất còn có vai trò quan trọng cho hệ thống miễn dịch, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Qua những tác dụng nêu trên, có thể thấy trong hầu hết các trường hợp người bệnh có thể ăn cá sau khi kết thúc quá trình hồi sức sau phẫu thuật. Tuy nhiên, việc ăn cá sau phẫu thuật còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như loại phẫu thuật, quá trình phục hồi và chỉ định của bác sĩ. Vì thế bệnh nhân cũng nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn về chế độ ăn uống và lựa chọn thực phẩm phù hợp.

Gợi ý một vài loại cá tốt cho người sau phẫu thuật

Khi đã phần nào trả lời được câu hỏi “Người sau phẫu thuật có được ăn cá không?” thì dưới đây là những gợi ý các loại cá nên dùng cho người bệnh và thành phần dinh dưỡng trong các loại cá dựa theo Bảng thành phần các chất dinh dưỡng thông dụng trong thực phẩm Việt Nam của Bộ Y tế:

Cá hồi

100g cá hồi cung cấp khoảng 136 kcal, trong đó có chứa khoảng 22g Protein; 1,24g Omega-3 cùng nhiều loại Vitamin (A, B1, B3, B12…) và các khoáng chất khác như 1,1mg Sắt; 0,41mg Kẽm,,…

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng 2-3 lần mỗi tuần do cá hồi là loại cá sống ở vùng nước sâu, nếu dùng nhiều có thể bị ngộ độc do hàm lượng các chất như Asen, thủy ngân tương đối cao. Những người mắc các bệnh về gan hoặc rối loạn tiêu hoá sau phẫu thuật cũng không nên ăn nhiều.

Giải đáp thắc mắc: Sau phẫu thuật có được ăn cá không? 2
Cá hồi là một trong những loại cá phù hợp sử dụng cho bệnh nhân sau giai đoạn phẫu thuật 

Cá chép

Trong 100g cá chép cung cấp khoảng 96 kcal, trong đó khoảng 16g Protein; 0,622g Omega-3; 0,9g Sắt; 1,48 g Kẽm; Canxi; Phospho,... Đây là loại cá này có giá thành rẻ, dễ mua, dễ chế biến nên được nhiều người ưa chuộng.

Cá chim trắng

Với 100g cá cung cấp khoảng 247 kcal, trong đó chứa 15,1g Protein; 19,2g Lipid; 20 mcg Vitamin A; 1,79mg B1; và khoáng chất như 1,05mg Sắt; 1,05 mg Kẽm; Canxi, Phospho… Loại cá này thường dễ mua, dễ chế biến và được sử dụng phổ biến.

Lưu ý: Cá chim trắng có nhiều xương, khi sử dụng cần thận trọng tránh hóc xương cá.

Cá ngừ

Cá ngừ là loại cá ít béo, 100g cá ngừ cung cấp 87 kcal, trong đó chứa đến 21g Protein; 0,3g Lipid; 1mg Sắt; 0,5mg Kẽm; Phospho, Canxi, Vitamin nhóm A, B,... Tuy nhiên, chế biến kỹ, cần lưu ý sử dụng vừa phải 1-2 lần mỗi tuần do cá ngừ có chứa hàm lượng thuỷ ngân khá cao, sử dụng nhiều sẽ gây ngộ độc.

Một số lưu ý khi sử dụng cá cho người sau phẫu thuật

Dưới đây là các lưu ý khi ăn cá mà người sau phẫu thuật cần biết:

  • Tránh các loại cá như: Cá mập, cá cờ, cá thu, cá kiếm,... bởi chúng có giá trị dinh dưỡng thấp và thậm chí chứa nhiều kim loại nặng như thủy ngân không tốt cho sức khỏe.
  • Lựa chọn các loại cá an toàn như: Cá biển tươi sống, cá hồi, cá trắm, cá basa, cá trích, hoặc cá ngừ.
  • Người sau phẫu thuật có hệ miễn dịch yếu, do đó tránh ăn cá sống hoặc cá chưa chín đủ vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Đảm bảo rằng cá được chế biến đúng cách để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Nên nướng, hấp, hoặc ninh cá thay vì chiên hoặc rán để giảm lượng dầu và chất béo.
  • Người bệnh nên ăn chậm, nhai kỹ để tránh gây áp lực lên dạ dày cũng như giúp hệ tiêu hóa hấp thu tốt hơn.
  • Kết hợp cá với các thực phẩm khác để có một chế độ ăn cân bằng và đa dạng.
  • Những người có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi ăn thức ăn có nguồn gốc từ cá cần ngừng sử dụng và liên hệ với nhân viên y tế hoặc bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Giải đáp thắc mắc: Sau phẫu thuật có được ăn cá không? 3
Kết hợp cá với thực phẩm khác để chế độ ăn thêm đa dạng 

Trên đây là phần giải đáp của Long Châu cho vấn đề sau phẫu thuật có được ăn cá không. Tóm lại, cơ thể người bệnh sau khi phẫu thuật đang trong giai đoạn hồi phục và cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể giúp nhanh lành vết thương, hồi phục sức khỏe.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm