Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trẻ sơ sinh rặn đỏ mặt khi đi ị là tình trạng không quá hiếm gặp. Vậy làm sao để khắc phục tình trạng này ở trẻ nhỏ? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trẻ sơ sinh rặn đỏ mặt khi đi ị thường khiến không ít bà mẹ lo lắng và băn khoăn. Liệu đó có phải là tình trạng bình thường hay có dấu hiệu gì bất thường với em của bạn? Điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé không? Nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh rặn khi đi ngoài là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá thêm thông tin trong bài viết dưới đây!
Treo sơ sinh rặn đỏ mặt khi đi ị không hoàn toàn do táo bón. Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh có thể được nhận biết qua những dấu hiệu sau đây:
Trẻ có thể có các triệu chứng bổ sung như đau bụng, khó chịu vùng bụng, chán ăn, mệt mỏi, suy dinh dưỡng, thay đổi hành vi và tâm trạng.
Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh có thể trở nên nghiêm trọng, làm tạo ra một khối phân lớn, cứng đọng trong ruột non, gây ra hiện tượng giả són phân: Đôi khi có một ít phân lỏng thoát qua hậu môn và làm bẩn bỉm.
Trẻ sơ sinh rặn đỏ mặt khi đi ị có thể gây đau rát hậu môn và kéo dài có thể dẫn đến tình trạng trĩ. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ rặn đỏ mặt khi đi ngoài:
Nếu trẻ sơ sinh rặn đỏ mặt khi đi ị nhưng vẫn bú đều và không có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ không cần lo lắng quá mức. Tuy nhiên, phụ huynh cần đặc biệt chú ý đối với những trường hợp trẻ rặn đỏ mặt mà không có phân đi kèm, và cùng với đó là các triệu chứng như mệt mỏi và quấy khóc thường xuyên. Dưới đây là các cách xử lý trẻ sơ sinh rặn đỏ mặt khi đi ị mà mẹ có thể thực hiện:
Massage bụng cho bé là một phương pháp thư giãn và cải thiện vấn đề đường ruột cho trẻ em mà các bậc phụ huynh có thể thực hiện tại nhà. Thời điểm tốt nhất để thực hiện massage cho bé là buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần đặt bé nằm ngửa và sử dụng ngón tay để nhẹ nhàng massage vùng bụng của trẻ. Di chuyển ngón tay từ trên xuống dưới, từ trái sang phải hoặc theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý, động tác cần thực hiện nhẹ nhàng và dứt khoát, tránh gây tổn thương cho bé.
Có nhiều bài tập mà cha mẹ có thể thực hiện để giúp bé vận động. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ sơ sinh rặn đỏ mặt khi đi ị, phụ huynh nên áp dụng bài tập "đạp xe".
Bài tập này rất đơn giản, mẹ chỉ cần đặt bé nằm ngửa và nắm lấy hai cổ chân của bé. Nhẹ nhàng di chuyển chân bé theo động tác đạp xe. Bài tập này sẽ hỗ trợ bé đi ngoài dễ dàng hơn bằng cách rèn luyện hoạt động cho ruột.
Tắm bằng nước ấm là một phương pháp tuyệt vời để giúp bé thư giãn cơ thể và giải tỏa căng thẳng. Đặc biệt, nước ấm còn có khả năng giãn cơ hậu môn, giảm cơn đau và sự khó chịu khi bé rặn nhiều khi đi ngoài. Mẹ có thể kết hợp việc ngâm hậu môn và tắm cho bé hàng ngày để cải thiện tình trạng một cách rõ rệt.
Trẻ sơ sinh thường rặn đỏ mặt khi đi ngoài do phân cứng và khô. Vì vậy, mẹ cần bổ sung thêm chất lỏng cho bé. Sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng quan trọng mà còn là nguồn cung cấp nước để cơ thể hoạt động. Để đảm bảo sản xuất đủ lượng sữa mà bé cần, mẹ nên uống đủ nước và ăn đầy đủ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa.
Trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên tránh xa các thực phẩm có mùi nồng, thức ăn nhanh, nước uống có ga,... để tạo ra sữa mát và tốt nhất cho trẻ. Điều này giúp đảm bảo sữa mẹ đủ dưỡng chất và dễ tiêu hóa cho bé.
Đối với những bé sơ sinh uống sữa công thức, mẹ cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bé. Ưu tiên chọn loại sữa có công thức gần giống với sữa mẹ, có cấu trúc thanh mát để giúp bé thích nghi tốt hơn.
Trên đây là một số thông tin giải đáp vì sao trẻ sơ sinh rặn đỏ mặt khi đi ị. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho cha mẹ những kiến thức cần thiết nhất về để cải thiện tình trạng của trẻ. Hãy chia sẻ tới người thân, bạn bè nếu thấy bài viết hữu ích nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.