Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Giải đáp thông tin: Sau sinh ăn bún riêu cua được không?

Ngày 24/03/2023
Kích thước chữ

Sau sinh ăn bún riêu cua được không là câu hỏi mà của rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc. Bởi lẽ đây là một món ăn rất phổ biến, rất thơm ngon, là món ưa thích của nhiều người. Câu trả lời cụ thể sẽ được giải đáp chi tiết nhất trong bài viết này.

Bún riêu cua là món ăn phổ thông và được rất nhiều người yêu thích. Sau một thời gian mang bầu, các chị em đã phải trải qua một quá trình kiêng khem rất cẩn thận. Vì thế, sau sinh, chị em sẽ được thoải mái ăn những món mình yêu thích. Câu hỏi sau sinh ăn bún riêu cua được không sẽ được Nhà thuốc Long Châu giải đáp trong nội dung chia sẻ hôm nay.

Tìm hiểu nguồn dinh dưỡng có trong bún riêu cua

Bún riêu cua là món ăn dân dã, mang đến hương vị đồng quê rất đặc trưng khiến cho nhiều người mê mẩn. Món ăn được làm từ các nguyên liệu bổ dưỡng, trong đó có cua đồng nên rất tốt cho sức khỏe.

Giải đáp thông tin: Sau sinh ăn bún riêu cua được không?Giá trị dinh dưỡng mà bún riêu cua mang lại

Bản chất cua đồng chứa nguồn khoáng chất dồi dào như protein, omega 3 cùng các loại vitamin và khoáng chất khác. Không những thế, sử dụng cua đồng thường xuyên sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa các bệnh thiếu máu, tốt cho hệ tim mạch và giúp cho xương khớp luôn chắc khỏe.

Bún riêu cua được sử dụng nhiều vào thời tiết oi nóng để tạo nên sự mát mẻ cho cơ thể. Món ăn phù hợp cho mọi đối tượng khác nhau và luôn tạo được hương vị rất độc đáo.

Sau sinh ăn bún riêu cua được không?

Khi vừa sinh xong, cơ thể của các mẹ còn rất yếu và cần phải kiêng khem cẩn thận. Dựa vào từng khoảng thời gian sau sinh, các mẹ nên cân nhắc việc ăn bún riêu cua.

Nếu mới sau sinh 1 tháng, các chị em không nên ăn bún riêu cua để bảo đảm sức khỏe và chất lượng sữa cho bé. Khi sinh được 2 tháng, chị em có thể bắt đầu ăn bún riêu cua nhưng sử dụng hạn chế với tần suất hợp lý. Sau 6 tháng, chị em thoải mái ăn bún riêu cua tùy vào sở thích của mình.

Lý do mới sinh xong không nên ăn bún riêu cua

Mặc dù bún riêu cua mang đến một hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao nhưng lời khuyên dành cho các mẹ mới sinh là không nên sử dụng. Nguyên nhân cụ thể như sau:

Không tốt cho hệ tiêu hóa của bà đẻ

Trong giai đoạn đầu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong chế độ ăn của mình. Đồng thời, hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh nên các mẹ cần phải hạn chế một vài loại thực phẩm nhất định.

Bún được tạo thành từ quá trình lên men gạo, trong khi đó cua đồng có tính mặn, hơi độc. Hệ tiêu hóa của các mẹ sau sinh 1 tháng còn yếu nên sẽ khó hấp thu, dễ bị khó tiêu đầy bụng, tác động xấu tới dạ dày và gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa.

Dễ bị dị ứng và mẫn cảm

Mặc dù bún riêu cua thích hợp cho mọi người nhưng nếu những người có triệu chứng bị dị ứng với hải sản sẽ cần kiêng món này. Các món ăn được chế biến từ hải sản, ngao, sò, ốc, hến,... sẽ cần phải hạn chế sử dụng. Để tốt nhất, các mẹ nên đợi qua 6 tháng sinh mới có thể thoải mái lựa chọn.

Việc sử dụng những món ăn từ hải sản không chỉ riêng bún riêu cua, bạn sẽ dễ bị lạnh bụng. Ngoài ra, nếu các mẹ gặp các vấn đề liên quan tới tim mạch, việc sử dụng bún riêu cua sau sinh sẽ khiến tình trạng bị tái phát bởi hàm lượng cholesterol bị tăng cao.

Ăn bún riêu cua dễ mắc phải các bệnh hậu sản

Theo các nghiên cứu, việc ăn bún riêu cua sau sinh sẽ khiến các chị em dễ mắc các bệnh hậu sản nguy hiểm như băng huyết, sản dịch, nhiễm khuẩn... Những bệnh này có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của các mẹ sau sinh.

Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất bún không chất lượng, có nhiều hóa chất. Quá trình chế biến bún riêu cua không đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Điều này khiến cho việc ăn bún riêu cua dễ khiến các chị em và mọi người bị nhiễm bệnh, ngộ độc thực phẩm.

Giải đáp thông tin: Sau sinh ăn bún riêu cua được không?Sau sinh ăn bún riêu cua được không

Thời điểm thích hợp để các mẹ ăn bún riêu cua

Biết được câu trả lời sau sinh ăn bún riêu cua được không và những nguyên nhân liên quan, các chị em cần hết sức cẩn trọng trước khi lựa chọn món ăn. Tuy nhiên, các mẹ sẽ không cần phải kiêng quá lâu và cẩn thận như khi mang bầu.

Sau sinh 2 - 3 tháng, chị em đã có thể ăn bún riêu cua để thay đổi khẩu vị của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, chị em cần hạn chế không nên ăn quá nhiều. Những phụ gia có trong bún sẽ khiến hệ tiêu hóa của các mẹ bị rối loạn.

Trong quá trình nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, chị em nên sử dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Điều đó giúp cho chị em có nguồn sữa dồi dào và chất lượng, cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. Chị em hãy siêng uống nước, sữa, ăn trái cây, hoa quả và đa dạng hóa các món ăn hàng ngày của mình.

Những lưu ý các mẹ cần quan tâm khi ăn bún riêu cua

Nhìn chung, bởi tính hàn từ cua đồng và bún mang lại, các mẹ cần hết sức cẩn trọng khi ăn bún riêu. Dưới đây là những điểm lưu ý để mẹ bảo đảm an toàn cho bản thân và em bé của mình:

Nguyên liệu chế biến bún riêu cua cần đảm bảo

Nếu sử dụng nguồn nguyên liệu không chất lượng, các chị em sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh. Do đó, khi ăn bún riêu cua, chị em cần tìm những hàng quán uy tín, đảm bảo chất lượng. Quá trình nấu bún riêu cua không quá phức tạp nên để yên tâm hơn, các mẹ có thể tự nấu ở nhà và thưởng thức.

Khi lựa chọn nguyên liệu, bạn cần đảm bảo cua còn tươi ngon và còn sống. Bạn không nên lựa chọn những con cua bị mắt đỏ, xuất hiện lông ở bụng, khoang ở chân. Bạn không nên ham rẻ mà mua nhưng con cua đã bị chết, ôi vì độc tố histamin được phát ra, rất có hại cho cơ thể.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn nguồn bún sạch, ít phụ gia, hàn the sẽ rất quan trọng. Có rất nhiều cách để các mẹ biết được chất lượng của bún như ngửi mùi, quan sát màu sắc, độ bóng,... Bạn không nên dùng bún đã bị chua hoặc để qua đêm. Khi chế biến bún riêu cua, chị em nên cho thêm gừng để hạ bớt tính hàn trong món ăn.

Không ăn quá nhiều và nên sử dụng cùng rau thơm

Nếu ăn bún riêu cua quá nhiều, hệ tiêu hóa của các mẹ sẽ rất dễ bị ảnh hưởng. Do đó, chị em chỉ nên ăn 1 bát con bún riêu cua để thưởng thức và thay đổi khẩu vị. Đồng thời, khi sử dụng, chị em nên ăn kèm với lá tía tô. Bên cạnh đó, những người có triệu chứng về ho hen, cảm cúm, dị ứng hải sản, bị gút sẽ không nên dùng món ăn này.

Giải đáp thông tin: Sau sinh ăn bún riêu cua được không?Phụ nữ sau sinh nên ăn bún riêu cua cùng rau thơm

Như vậy, bài viết trên của Nhà thuốc Long Châu đã giúp các chị em giải đáp thắc mắc sau sinh ăn bún riêu cua được không. Vì sức khỏe của bản thân và bé của mình, chị em hãy kiên nhẫn kiêng khem và hạn chế sử dụng món ăn dân giã này.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin