Giải đáp: Uống kim tiền thảo có tác dụng phụ không?
Ngày 10/08/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Kim tiền thảo là bài thuốc chữa sỏi thận được nhiều người sử dụng và ghi nhận hiệu quả tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người cũng không khỏi lo lắng uống kim tiền thảo có tác dụng phụ không.
Tuy là dược liệu thiên nhiên và khá lành tính nhưng nếu dùng kim tiền thảo quá liều hoặc sai cách vẫn có thể tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Để giải đáp thắc mắc uống kim tiền thảo có tác dụng phụ không, Nhà thuốc Long Châu mời bạn theo dõi thông tin sau.
Uống kim tiền thảo có tác dụng gì?
Trước khi tìm hiểu uống kim tiền thảo có tác dụng phụ không bạn cũng nên biết đến những công dụng của loại thuốc này để có cách sử dụng hợp lý, hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra. Theo Đông y, kim tiền thảo là thảo dược có tính bình và vị ngọt, làm mát cơ thể từ bên trong, thanh nhiệt giải độc, mát gan, hạ huyết áp, lợi tiểu và tán sỏi.
Kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu khoa học cho thấy kim tiền thảo có thể ứng dụng trong điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, đầy bụng khó tiêu, tiểu buốt, tiểu rắt,... Công dụng cụ thể của kim tiền thảo gồm có:
Chữa trị bệnh sỏi thận và sỏi tiết niệu
Các chứng sỏi tiết niệu nói chung và sỏi thận nói riêng là những bệnh lý đang ngày một phổ biến hơn. Nhiều người khi bị sỏi thận không biết kim tiền thảo có hiệu quả tán sỏi dẫn đến dùng sai cách và đặt ra nghi vấn về việc uống kim tiền thảo có tác dụng phụ không.
Một số nghiên cứu cho thấy kim tiền thảo thực sự có hiệu quả rất tốt trong việc chữa trị bệnh sỏi tiết niệu và sỏi thận. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người dùng kim tiền thảo có tốc độ khỏi bệnh cao hơn, cơ thể cũng phục hồi hiệu quả hơn.
Các hoạt chất thực vật, đặc biệt là flavonoid có trong thành phần của kim tiền thảo giúp ức chế quá trình hình thành, phát triển sỏi thận, cụ thể là sỏi canxi oxalate. Bên cạnh đó loại dược liệu này còn phát huy hiệu quả kiềm hóa nước tiểu, lợi tiểu, giảm nồng độ canxi trong nước tiểu,... ngăn chặn hình thành sỏi mới. Hiệu quả lợi tiểu cũng giúp kim tiền thảo dễ dàng đào thải sỏi thận qua đường tiểu nhanh hơn.
Chữa trị sỏi túi mật
Sỏi túi mật cũng là một trong những bệnh lý liên quan đến sỏi vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân sỏi túi mật có thể dùng kim tiền thảo hoặc các loại thuốc bào chế từ kim tiền thảo để chữa trị, tăng hiệu quả chống viêm, kháng khuẩn, bổ sung chất chống oxy hóa để quá trình tiết mật diễn ra thuận lợi hơn, làm tan sỏi theo thời gian và dần đào thải sỏi ra khỏi cơ thể. Một vài tài liệu cũng cho biết kim tiền thảo giúp giảm lượng cholesterol trong túi mật, từ đó tránh hình thành sỏi mới hoặc làm tình trạng sỏi thêm nghiêm trọng hơn.
Hạ huyết áp
Một số nghiên cứu uy tín từ các giáo sư cho biết kim tiền thảo phát huy tác dụng ngay cả với người bị cao huyết áp. Thành phần trong kim tiền thảo làm ổn định huyết áp dựa trên 2 cơ chế chính là kích thích tăng cường thụ thể cholinergic và ức chế các hạch thần kinh tự chủ cùng lúc với hệ giao cảm. Qua 2 cơ chế này mạch máu được giãn nở tốt hơn, từ đó hạ huyết áp và lợi tiểu.
Uống kim tiền thảo có tác dụng phụ không?
Uống kim tiền thảo có tác dụng phụ không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ bạn đọc bởi kim tiền thảo mặc dù là loại thuốc tốt, hiệu quả cao và tương đối an toàn nhưng cũng có thể tồn tại một số tác động không tốt đối với sức khỏe.
Thực tế cho thấy, với các trường hợp sử dụng sản phẩm có chứa kim tiền thảo như viên uống chữa sỏi thận kim tiền thảo không ghi nhận tác dụng phụ nào nghiêm trọng. Thậm chí uống quá liều các sản phẩm này cũng không quá đáng ngại đối với cơ thể.
Tuy nhiên đối với việc uống trực tiếp kim tiền thảo tươi hoặc kim tiền thảo khô tự sắc thuốc uống, việc dùng quá liều có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực. Uống kim tiền thảo có tác dụng phụ không? Uống nhiều kim tiền thảo liên tục là nguyên nhân dẫn đến đau bụng, chướng bụng, tiêu chảy, đầy hơi,... Một số trường hợp uống kim tiền thảo quá liều còn có thể nôn ói liên tục, tụt huyết áp, chóng mặt, mệt mỏi,...
Công trình nghiên cứu uống kim tiền thảo có tác dụng phụ không cũng cho thấy loại dược liệu này có ảnh hưởng nhất định đối với bệnh nhân bị đau dạ dày. Người bệnh đau dạ dày có thể gặp các phản ứng như buồn nôn, tiêu chảy, tái phát cơn đau dạ dày,... nếu sử dụng kim tiền thảo lúc đói. Các bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân đau dạ dày tốt nhất nên tránh dùng kim tiền thảo để giảm tác hại đối với hệ tiêu hóa. Nếu dùng thì tuyệt đối không uống khi đang đói, thay vào đó là uống sau khi ăn.
Nhìn chung, vấn đề uống kim tiền thảo có tác dụng phụ không được các chuyên gia nhận định là có, sử dụng quá nhiều kim tiền thảo cùng lúc và liên tục dẫn đến một số phản ứng không tốt với sức khỏe. Người bị sỏi thận chỉ nên dùng tối đa 40g kim tiền thảo mỗi ngày và chỉ dùng khi được bác sĩ kê đơn, hướng dẫn sử dụng.
Cần lưu ý gì khi sử dụng kim tiền thảo?
Như bạn đã biết, kim tiền thảo không hoàn toàn là dược liệu lành tính. Loại thuốc này vẫn có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng sai cách hoặc dùng quá liều khuyến cáo. Để tránh tác dụng không tốt của kim tiền thảo bạn cần lưu một số điều sau:
Người bị tỳ hư, tiêu chảy không nên dùng kim tiền thảo vì có thể làm tình trạng thêm nghiêm trọng hơn.
Chỉ nên dùng nhiều nhất 40g kim tiền thảo mỗi ngày.
Khi kết hợp kim tiền thảo và thuốc Tây để chữa sỏi thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ, hạn chế nguy cơ hoạt chất xung đột, giảm hiệu quả.
Uống kim tiền thảo kết hợp với các dược liệu khác nên cân nhắc nếu bạn có tiền sử bệnh tiêu hóa, đau dạ dày.
Bệnh nhân sỏi thận không dùng kim tiền thảo thay thế thuốc chữa bệnh. Thay vào đó hãy đến bệnh viện và khám sức khỏe, chữa trị theo phác đồ y khoa.
Mong rằng qua những chia sẻ trong bài viết trên đây của Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi uống kim tiền thảo có tác dụng phụ không. Nếu gặp tác dụng phụ khi dùng kim tiền thảo bạn cần dừng ngay và báo với bác sĩ trong trường hợp triệu chứng không thuyên giảm mà nghiêm trọng hơn.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.