Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì là thắc mắc của rất nhiều người khi biết đến loại thảo dược này. Cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì và cần lưu ý những gì là vấn đề băn khoăn của rất nhiều người. Theo y học dân gian,nước làm từ lá ngải cứu vào cơ thể mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Tuy nhiên, bạn đã biết cách sử dụng như thế nào cho hiệu quả chưa. Cùng tìm hiểu nhé!
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì?
Trị ho, đau đầu, cảm cúm
Uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì khi bị ho và cảm cúm? Ngải cứu tính ấm, có tác dụng giảm ho, long đờm, rất thích hợp để điều trị các chứng cảm thông thường như ho, sốt, nhức đầu.
Phương pháp sử dụng ngải cứu để chữa ho và cảm lạnh là lấy 100 gram ngải cứu, 50 gram sả, 100 gram lá húng chanh (rau thơm), 100 gram lá tía tô, đun sôi với nửa lít nước. Khi uống hỗn hợp nước này liên tục trong 5 ngày bạn sẽ nhanh chóng các triệu chứng của bệnh.
Trị mụn và làm trắng da
Ngải cứu không chỉ có tác dụng trị mụn mà còn giúp da trắng sáng, mịn màng. Bạn có thể sử dụng lá ngải cứu đắp lên mặt 20 phút rồi rửa sạch. Trẻ bị rôm sảy có thể dùng lá ngải cứu giã nát lấy nước tắm cho trẻ.
Ngải cứu giúp cải thiện lưu thông máu lên não hiệu quả. Chỉ cần kết hợp ngải cứu và trứng gà để tạo nên một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Hai loại thực phẩm này rất giàu protein, choline và adenosine nên có tác dụng tăng cường máu lên não, cải thiện khả năng miễn dịch và thúc đẩy tuần hoàn máu.
Điều trị đau nhức xương khớp
Người cao tuổi thường mắc phải các triệu chứng như đau khớp, đau thần kinh tọa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày, đi lại khó khăn. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể nghiền nát ngải cứu, vắt lấy nước cốt, thêm mật ong để giảm bớt vị đắng rồi uống ngày 2 lần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Từ thời Ai Cập cổ đại, nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng ngải cứu có tác dụng chống nhiễm trùng đường tiêu hóa. Tính chất này chủ yếu đến từ hoạt chất syringone có trong ngải cứu. Tuy nhiên, đây chỉ là bài thuốc dân gian, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh.
Mãi về sau, một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên động vật cho thấy lá ngải cứu có thể ức chế sự hình thành, phát triển của sán dây và một số ký sinh trùng khác. Mặc dù nghiên cứu này không được thực hiện ở người, nhưng nó là cơ sở để nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của loại cây này.
Tác dụng chống oxy hóa
Ngải cứu có chứa cornelene và điều đáng chú ý là chất này có nồng độ cao nhất trong thời kỳ trước khi ra hoa. Chất này hoạt động như một chất chống oxy hóa, đặc biệt nó chống lại stress oxy hóa trong cơ thể. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ ung thư, bệnh Alzheimer hoặc các bệnh liên quan đến tim nếu để lâu.
Giảm mỡ bụng
Ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh, nước ngải cứu còn có “tác dụng thần kỳ” trong việc làm đẹp. Cụ thể, ngải cứu có thể giúp chị em giảm mỡ bụng và lấy lại vóc dáng cân đối.
Cây ngải cứu có vị đắng nhưng chứa nhiều chất dinh dưỡng thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhanh hơn, khỏe mạnh hơn. Do đó, chất béo trong thức ăn sau khi vào cơ thể sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Từ đó, hạn chế mỡ tích tụ, đặc biệt là vùng bụng.
Giảm đau bụng kinh
Hầu hết phụ nữ đều bị đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt của mình. Uống nước ngải cứu tươi lúc này sẽ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Để thực hiện phương pháp này, bạn có thể ngâm lá ngải cứu với nước sôi và uống hàng ngày. Trước mỗi kỳ kinh nguyệt, bạn uống nước ngải cứu 3 lần/ ngày để giảm đau bụng.
Người bị táo bón, khó tiêu do hay xì hơi, gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa.
Người muốn làm đẹp, giảm mỡ bụng và giảm cân.
Đối tượng mắc các bệnh lý viêm, đặc biệt là bệnh xương khớp hoặc viêm amidan.
Những đối tượng không nên uống nước ngải cứu tươi:
Phụ nữ có thai và cho con bú: Dùng quá nhiều nước ngải cứu tươi có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc mất sữa khi đang cho con bú.
Những người đã hoặc có tiền sử bị động kinh: Vì trong ngải cứu có chứa chất Thujone. Chất này kích thích não nhiều hơn và có thể gây co giật. Ngoài ra, nước ngải cứu có thể tương tác với thuốc chống động kinh như gabapentin hoặc primidone, làm giảm tác dụng của chúng.
Những người mắc bệnh tim: Những người mắc bệnh tim thường được điều trị bằng thuốc warfarin. Sự kết hợp của cây ngải và thuốc này có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa.
Bệnh thận: Ngải cứu không tốt cho thận mà sẽ làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Rối loạn đường ruột: Nếu uống nước ngải cứu tươi khi đường ruột đang bị tổn thương thì hiệu quả điều trị bệnh sẽ giảm, vì loại thảo mộc này rất lợi tiểu.
Hướng dẫn cách nấu nước lá ngải cứu tươi
Nguyên liệu:
100 gram ngải cứu.
2 muỗng canh mật ong.
200ml nước lọc.
Cách thực hiện:
Ngải cứu sau khi mua về bạn nhặt bỏ những lá non, bỏ những lá đã úa. Ngâm ngải cứu trong nước muối pha loãng từ 10 đến 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, để ráo.
Xay nhuyễn ngải cứu trong máy xay sinh tố với 200ml nước lọc.
Lọc hỗn hợp đã xay qua rây để lấy nước cốt, bỏ bã.
Thêm 2 thìa mật ong vào nước ngải cứu, khuấy đều và thưởng thức.
Nước ngải cứu với mật ong thanh mát, dễ uống. Khi uống sẽ thấy vị đắng nhẹ đặc trưng hòa cùng hương mật ong ngọt ngào.
Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về uống nước ngải cứu tươi có tác dụng gì và những lưu ý cần biết. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có cho mình một loại thức uống tốt cho sức khỏe. Chúc bạn thành công!
Nguyễn Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.