Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giai đoạn thoát mê khi gây mê và một số biến chứng có thể gặp phải

Ngày 28/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Quá trình gây mê bao gồm bốn giai đoạn khác nhau: Tiền mê, khởi mê, duy trì và phục hồi. Giai đoạn thoát mê khi gây mê bắt đầu từ sau khi ngừng sử dụng thuốc mê duy trì trong dạng khí hơi hoặc thuốc tiêm cho đến lúc bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo và không gặp vấn đề với các hoạt động chức năng của cơ thể.

Trong những cuộc phẫu thuật quan trọng, bệnh nhân thường sẽ phải sử dụng đến thuốc gây mê để giúp họ không cảm thấy đau trong suốt quá trình phẫu thuật. Tùy thuộc vào loại gây mê mà bệnh nhân muốn sử dụng như gây tê cục bộ, gây mê toàn thân hoặc bất kỳ loại nào giữa hai loại đó, họ có thể sẽ phải trải qua giai đoạn thoát mê khi gây mê, hoặc không.

Gây mê toàn thân là gì?

Gây mê toàn thân là tình trạng mất ý thức do thuốc gây ra, khiến não bộ mất phản xạ bảo vệ do thuốc gây mê. Nhiều loại thuốc khác nhau có thể được sử dụng nhằm gây bất tỉnh, mất nhận thức tạm thời, giảm đau, thư giãn cơ xương và làm mất phản xạ của hệ thần kinh tự trị. Trong trạng thái này, bệnh nhân sẽ không thể bị kích thích bởi lời nói, giác quan và đau đớn. Khi gây mê toàn thân thường đòi hỏi phải đặt mặt nạ thanh quản hoặc ống nội khí quản để duy trì sự thông thoáng của đường thở bởi bệnh nhân có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp trên trong quá trình gây mê. Tương tự, thông khí tự phát của bệnh nhân thường không đủ, cần được hỗ trợ cơ học một phần hoặc toàn bộ bằng thông khí áp lực dương. Ngoài ra, chức năng tim mạch của bệnh nhân cũng có thể bị suy giảm.

Giai đoạn thoát mê khi gây mê và một số biến chứng thường gặp 1
Gây mê toàn thân bằng dạng khí hơi

Ưu điểm của gây mê toàn thân bao gồm:

  • Giảm nhận thức của bệnh nhân trong khi đang phẫu thuật;
  • Cho phép sử dụng thuốc giãn cơ;
  • Tạo điều kiện kiểm soát hoàn toàn đường hô hấp, hơi thở và tuần hoàn máu;
  • Sử dụng trong trường hợp bị dị ứng với thuốc gây tê cục bộ;
  • Có thể thực hiện gây mê mà không cần thay đổi tư thế của bệnh nhân;
  • Bệnh nhân có thời gian để thích nghi với các tình huống bất ngờ.

Nhược điểm:

  • Yêu cầu một số chuẩn bị tối thiểu cho bệnh nhân trước phẫu thuật;
  • Mức chi phí liên quan và nhu cầu chăm sóc đặc biệt tăng dần theo thời gian;
  • Có thể gây ra những biến động sinh lý cần có sự can thiệp y tế tích cực;
  • Có thể gây ra một số biến chứng ít nghiêm trọng như buồn nôn và nôn, đau họng, nhức đầu và run rẩy khó kiểm soát;
  • Có thể bị tăng thân nhiệt ác tính, một tình trạng cơ bắp di truyền cực kỳ hiếm gặp, trong đó việc tiếp xúc với một số (nhưng không phải tất cả) thuốc gây mê toàn thân dẫn đến tăng nhiệt độ cấp tính và có khả năng gây tử vong, tăng CO2, nhiễm toan chuyển hóa và tăng nồng độ kali có trong máu.

Giai đoạn thoát mê khi gây mê

Giai đoạn thoát mê là khoảng thời gian được tính từ lúc người bệnh được dừng hẳn việc sử dụng thuốc gây mê được tiêm vào đường tĩnh mạch hoặc thông qua đường hô hấp khiến thuốc dần bắt đầu hết tác dụng, cho đến khi bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo và các chức năng, tế bào của cơ thể khôi phục về mức bình thường. Các loại thuốc gây mê thường được đào thải khá nhanh nên thường giai đoạn thoát mê chỉ kéo dài trong khoảng từ 2-3 tiếng.

Giai đoạn thoát mê khi gây mê và một số biến chứng thường gặp 2
Bệnh nhân sẽ tỉnh lại trong vòng từ 2 đến 3 tiếng sau khi thuốc mê hết tác dụng

Trong lúc này, mặc dù bệnh nhân trông như đã tỉnh táo, tuy nhiên họ vẫn sẽ còn chịu một vài dư âm từ cuộc phẫu thuật trước đó như: Đau, chảy máu từ vết thương sau khi phẫu thuật, các tác động xấu của thuốc gây mê và thuốc hỗ trợ kèm theo, biến chứng sau phẫu thuật,...

Các biến chứng thường gặp

Một vài biến chứng thường xảy ra với bệnh nhân trong suốt quá trình hồi phục là:

  • Tăng thân nhiệt ác tính: Co giật, tăng kali máu, sốt cao từ 40 độ trở lên, tím tái là một số dấu hiệu cho thấy người bệnh bị tăng nhiệt độ ác tính sau khi gây mê, điều này có nhiều khả năng làm tăng cao nguy cơ tử vong.
  • Tắc nghẽn đường hô hấp trên: Tụt lưỡi gây tắt hầu, trường hợp bị tắc nghẽn hầu và thanh quản có thể xảy ra sau khi phẫu thuật đầu, mặt cổ thường gặp ở người già, người béo phì và trẻ em.
  • Trụy tim: Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc bị thừa CO2 trong giai đoạn sau gây mê  hoặc mất nhiều máu sau phẫu thuật. Hay gặp ở người mất nước, mất điện giải nặng, người thiếu đạm dạng kéo dài.
  • Nôn: Tình trạng này xảy ra có thể là do dạ dày ứ đọng thức ăn, chưa hết ảnh hưởng tác dụng của thuốc mê gây buồn nôn hoặc chưa hút hết dịch dạ dày.
  • Hạ thân nhiệt: Hạ thân có thể nhiệt khiến tốc độ trao đổi chất bị chậm lại từ đó làm chậm quá trình chuyển hóa và đào thải thuốc mê, dẫn đến thời gian hồi phục bị kéo dài hơn.
  • Viêm, xẹp phổi: Hậu quả của tắc nghẽn đường thở thường xảy ra ở người già và trẻ em.
  • Ngừng tim, ngừng thở: Tiêm thuốc mê tĩnh mạch nồng độ cao, tiêm nhanh, thuốc giãn cơ, bệnh nhân nín thở lâu do không chịu được mùi thuốc là những nguyên nhân dẫn đến ngừng thở, tím tái, co giật, trụy tim và có nguy cơ rất cao dẫn đến tử vong.
Giai đoạn thoát mê khi gây mê và một số biến chứng thường gặp 3
Gây mê toàn thân có thể dẫn đến biến chứng trụy tim sau giai đoạn thoát mê khi gây mê

Người bệnh sau phẫu thuật và đang trong giai đoạn thoát mê khi gây mê cần được theo dõi kỹ càng ở phòng hồi sức sau mổ cho đến khi bình phục trở lại nhằm theo dõi và tránh những biến chứng bất thường có thể xảy ra và giúp bác sĩ, y tá có thể xử lý kịp thời các tình huống bất ngờ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm