Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Giấm gồm thành phần dinh dưỡng nào và có lợi gì cho sức khỏe?

Ngày 19/08/2024
Kích thước chữ

Giấm là loại gia vị phổ biến thường có trong kệ bếp của mỗi nhà, được dùng làm gia vị, làm dung dịch tẩy dầu mỡ, làm sạch thảm và các vết bẩn. Tuy nhiên, ít người biết giấm còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy giấm gồm những chất dinh dưỡng nào và tác dụng của giấm ra sao?

Mặc dù các chất dinh dưỡng cần thiết trong giấm không nhiều, nhưng khi tiêu thụ giấm, bạn vẫn được hưởng một số lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn, giấm hỗ trợ quản lý cân nặng lành mạnh nếu bạn dùng để thay cho các chất thay thế có hàm lượng calo cao hơn.

Giấm là gì?

Giấm là một chất lỏng có tính axit do vi khuẩn axit axetic tạo ra thông qua quá trình lên men ethanol. Người ta sử dụng giấm trong nấu ăn vì chất lượng hương vị và vì các đặc tính hóa học của nó.

Giấm là sự kết hợp của nước và axit axetic do quá trình lên men hai bước tạo ra. Đầu tiên, nấm men ăn tinh bột hoặc đường của bất kỳ chất lỏng nào từ thực phẩm thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, khoai tây hoặc gạo. Chất lỏng lên men thành rượu, rượu tiếp xúc với vi khuẩn axit axetic và oxy để lên men trở lại trong vài tuần hoặc vài tháng và tạo thành giấm.

Ngoài mùi và vị cay, hăng đặc trưng của giấm do axit axetic tạo ra, giấm cũng chứa các muối khoáng, vitamin vi lượng, axit amin và các hợp chất polyphenol, cho ra hương vị từ chua, mặn đến ngọt.

Giấm gồm thành phần dinh dưỡng nào và có lợi ích gì cho sức khỏe? 1
Giấm là một chất lỏng có tính axit do vi khuẩn axit axetic tạo ra qua quá trình lên men ethanol

Thành phần chất dinh dưỡng

Lượng calo và chất dinh dưỡng trong giấm khá ít. Tùy vào loại giấm, một muỗng canh giấm có từ 2 đến 15 calo. Giấm chưng cất không có giá trị dinh dưỡng, không có chất béo, không chứa protein và chỉ chứa 0,1g carbohydrate tổng số, tất cả đều từ đường. Còn những loại giấm khác chứa một lượng vi lượng chất dinh dưỡng. Do phần lớn các loại giấm đều không chứa đường và natri nên chúng được dùng để tạo hương vị cho thực phẩm trong chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, không phải tất cả giấm đều không chứa calo.

Một số loại giấm được tạo ra từ nước ép nho và giấm rượu, đôi khi có thêm đường. Giấm chứa lượng calo hầu hết từ carbohydrate, chủ yếu là đường. Ví dụ, trong mỗi muỗng canh giấm balsamic không chứa chất béo, có 0,8g protein, 2,7g tổng carbohydrate và 2,4g đường.

Giấm không chứa chất xơ hoặc cholesterol, ít vi chất dinh dưỡng. Mặc dù giấm chứa một số loại vitamin và khoáng chất chọn lọc nhưng lượng vi chất dinh dưỡng trong giấm không đáng kể so với nhu cầu vitamin và khoáng chất hàng ngày của cơ thể.

Các loại giấm và công dụng trong nấu ăn

Giấm táo

Giấm táo được làm từ rượu táo, có tác dụng hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol, ổn định đường huyết, chữa viêm họng, ngăn trào ngược axit, cải thiện sức khỏe tim mạch và sự trao đổi chất, làm đẹp da.

Công dụng trong nấu ăn:

  • Tăng thêm hương vị đậm đà cho món thịt nướng;
  • Làm bánh nướng giòn xốp và thơm hơn;
  • Dùng để rửa trái cây để loại bớt hóa chất;
  • Dùng để rút ngắn thời gian luộc trứng và làm vỏ trứng không bị nứt;
  • Dùng để tăng hương vị cho bánh kẹo.

Giấm đỏ, giấm trắng

Giấm rượu vang đỏ, giấm trắng được tạo ra từ sự kết hợp của rượu vang đỏ hoặc rượu vang trắng. Tác dụng của loại giấm này là hỗ trợ chữa chứng khó tiêu, giảm mỡ trong cơ thể, làm chậm các dấu hiệu lão hóa, làm đẹp da.

Giấm gồm thành phần dinh dưỡng nào và có lợi gì cho sức khỏe? 2
Có nhiều loại giấm gồm giấm táo, giấm đỏ, giấm trắng, giấm gạo,...

Công dụng trong nấu ăn:

  • Dùng giấm trắng và đường để giảm bớt độ mặn của món ăn;
  • Ướp thịt để làm thịt mềm hơn khi chế biến;
  • Khử mùi tanh của cá;
  • Kéo dài thời gian bảo quản cá;
  • Giấm trắng làm cho cá kho không bị nát, bở.

Giấm gạo

Giấm gạo được tạo ra từ quá trình lên men rượu gạo. Lợi ích của giấm gạo là cải thiện hệ tiêu hóa, làm giảm chứng mệt mỏi, cải thiện miễn dịch, tim và gan.

Công dụng trong nấu ăn:

  • Dùng để trộn gỏi, làm sốt chua ngọt và ngâm rau củ quả;
  • Giúp bảo quản thịt lâu hơn;
  • Dùng giấm gạo đỏ có vị ngọt, hơi chát trong món mì, súp hoặc món hầm.

Giấm balsamic

Giấm balsamic được tạo ra từ nho chưa lọc và chưa lên men, có tác dụng giảm đau, tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ ung thư. Giấm này có thể hoạt động như một chất ức chế sự thèm ăn.

Công dụng trong nấu ăn:

  • Dùng làm sốt trộn salad hoặc dùng trong món khai vị;
  • Tăng thêm hương vị khi ướp món sườn nướng;
  • Cho vào nước luộc rau để rau củ có màu xanh đẹp.

Giấm rượu

Giấm rượu được lên men từ rượu như sâm banh, rượu vang đỏ, rượu cherry hoặc bất cứ loại rượu nào. Chọn rượu ngon thì giấm rượu được làm ra càng ngon hơn. Vì thế, giấm rượu có màu sắc và hương vị khác nhau. Tuy nhiên, giấm rượu thường có nồng độ axit thấp hơn giấm trắng và vị chua ngọt dịu.

Công dụng trong nấu ăn:

  • Được dùng để khử mùi tanh như mùi cá;
  • Tăng thêm hương vị món ăn;
  • Dùng để cân bằng vị mặn của món ăn;
  • Dùng để làm sốt như sốt bơ, sốt mayonnaise,…

Những lợi ích quan trọng của giấm với sức khỏe

Khi tiêu thụ giấm, bạn sẽ được hưởng những lợi ích cho sức khỏe sau đây:

  • Hỗ trợ hạ huyết áp: Giấm chứa canxi và kali giúp điều hòa huyết áp. Chất pectin có trong giấm giúp ngừa bệnh cao huyết áp và cholesterol.
  • Hỗ trợ ngừa bệnh tim: Giấm có tác dụng hỗ trợ làm hạ huyết áp, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ ngừa ung thư: Các hoạt chất trong giấm có tác dụng loại bỏ độc tố, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư và các khối u, ngăn sự hình thành chất nitrosamine, tăng cường khả năng miễn dịch và thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể.
  • Chống oxy hóa: Do là chất chống oxy hóa cao nên giấm có khả năng chống lão hóa và kiểm soát các gốc tự do trong cơ thể.
  • Hỗ trợ duy trì cân nặng: Giấm có thể ngăn sự thèm ăn, giúp giảm nguy cơ thừa cân, béo phì;
  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết: Giấm có khả năng điều tiết lượng đường trong cơ thể, thích hợp với người bị đái tháo đường.
  • Hấp thụ canxi: Giấm không chỉ chứa nhiều canxi mà còn giúp cơ thể hấp thụ canxi từ những thực phẩm khác, khiến xương chắc khỏe.
  • Giảm mệt mỏi: Với lượng giấm vừa phải, ban sẽ giảm mệt mỏi do giấm làm giảm hàm lượng axit lactic trong cơ thể, làm mềm cơ bắp.
  • Giảm đau họng và hỗ trợ trị ho.
  • Hỗ trợ cải thiện viêm xoang.
  • Làm đông máu.
  • Có thể ngăn chặn chứng buồn nôn và nôn.
  • Tốt cho tiêu hóa: Giấm có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhờ kích thích sự tiết axit dạ dày.
  • Tăng cường chức năng thận: Giấm có thể làm giảm gánh nặng cho thận và có tác dụng lợi tiểu.
Giấm gồm thành phần dinh dưỡng nào và có lợi ích gì cho sức khỏe? 3
Giấm có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim và cải thiện sức khỏe tim mạch

Một số lưu ý khi dùng giấm

Tuy giấm được dùng phổ biến trong chế biến thức ăn nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng giấm, dưới đây là một số đối tượng không nên ăn giấm:

  • Người đang dùng một số loại thuốc như thuốc có tính kiềm hoặc thuốc giãn cơ dạ dày, thuốc sulfathiazole,…;
  • Người mắc bệnh về đường tiêu hóa như viêm mật, viêm loét dạ dày, tá tràng;
  • Người bị tổn thương ở xương khớp.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây khi dùng giấm:

  • Không nên sử dụng giấm quá thường xuyên vì giấm chứa một lượng acid nhất định;
  • Dùng quá nhiều giấm sẽ gây hại cho men răng;
  • Không cho giấm nguyên chất dính lên da vì có thể làm da bị tổn thương.

Tóm lại, giấm được biết đến là gia vị thường được dùng trong nấu ăn và chế biến thực phẩm. Tuy giấm không chứa nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ điều trị một số căn bệnh.  

Xem thêm: Tác dụng của tỏi ngâm giấm cùng những lưu ý khi sử dụng

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin